5 bộ phận của cá chứa nhiều độc tố nhất, thèm đến mấy cũng nên cân nhắc khi ăn
Tin liên quan
Dưới đây là danh sách 5 bộ phận của cá cần phải làm sạch trước khi nấu để loại bỏ độc tố:
1. Lớp màng bảo vệ thân cá
Loại cá có vảy: Vảy cá là một lớp da bảo vệ thân cá khỏi sự trầy xước và tổn thương. Chúng gắn chặt với da cá và thường phải loại bỏ, vì khi cá sống trong môi trường nước, nó có thể bám đầy vi khuẩn có hại và chất bẩn.
Loại cá da trơn: Loại cá này không có vảy. Tuy nhiên, chúng thường có lớp màng nhầy dày bao phủ thân cá, gây ra mùi tanh nếu bạn không làm sạch chúng.
2. Đầu cá
Đầu cá chứa nhiều protein, acid béo omega-3 và nhiều lợi ích khác. Tuy nhiên, đầu cá cũng là nơi tích tụ nhiều thủy ngân nhất, một chất độc hại từ môi trường nước, có thể gây hại cho gan, thận và tác động đến trí thông minh.
Vì vậy, đối với các loại cá đánh bắt từ tự nhiên, bạn nên loại bỏ đầu cá trước khi nấu ăn.
3. Mắt cá
Không nên ăn con ngươi cá, vì chúng có thể chứa tơ máu hoặc đốm trắng do vi khuẩn gây hại tạo ra. Ngoài ra, chúng còn chứa độc tố có tên gọi Cyprinol sulfate, một loại acid mật C27 không tốt cho sức khỏe.
Tuy nhiên, hốc mắt cá có thể ăn được, vì chúng chứa nhiều Omega-3 và DHA, một loại acid béo quan trọng cho sự phát triển của não bộ và thần kinh.
4. Não cá
Não cá nằm trên hốc mắt, như một sợi dây màu trắng. Bạn không nên ăn nó vì nơi này chứa nhiều kim loại nặng như thủy ngân, chì từ nước thấm vào cá. Cá sống ở tầng đáy thường chứa nhiều kim loại nặng hơn, trong khi cá sống ở tầng nước trên thì ít hơn.
5. Nội tạng cá
Ruột và tim cá chứa nhiều giun sán, chất bẩn, vi khuẩn có hại và chất alcohol gây hại cho sức khỏe con người. Lớp màng đen trong bụng cá nên cạo bỏ, vì nó chứa bùn lầy và chất bẩn tích tụ từ môi trường sống của cá.
Chúc bạn trở thành người tiêu dùng thông thái!
Mai Hương (Tổng hợp)
Ảnh: Sưu tầm
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất