Hạt lạc, hạt óc chó, hạt điều rất phổ biến nhưng ăn thế này mới là đúng cách để cơ thể hấp thụ tốt nhất

Thiện Duyên 2017-07-06 18:00
- Đa số các loại hạt vỏ cứng được dùng như món ăn vặt tiện lợi, khoái khẩu và tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, mỗi loại hạt với giá trị dinh dưỡng khác nhau đều phải ăn sao cho khoa học để không tác dụng phụ.

Hạt óc chó “Vua kháng oxi hóa”

Được mệnh danh là “vua” trong các loại hạt có công hiệu kháng oxi hóa tuyệt vời, hạt óc chó rất được ưa chuộng và được truyền tai nhau rộng rãi bởi giá trị dinh dưỡng của nó.

Tuy vậy, bất cứ thực phẩm nào cho dù tốt đến đâu cũng cần ăn có liều lượng thích hợp. Thông thường với người trưởng thành khỏe mạnh thì mỗi tuần tốt nhất chỉ ăn hạt óc chó khoảng 2 - 3 lần. Ngoài ra, người lớn tuổi và phụ nữ bước sang thời kỳ mãn kinh rất nên ăn loại hạt này.

Bạn đã biết cách ăn 10 loại hạt quen thuộc sao cho khỏe mạnh?

Bên trong hạt óc chó rất giàu các thành phần kháng oxi hóa hữu hiệu như Arginine, Axit oleic v.v… Các chất này vô cùng có lợi trong việc duy trì sức khỏe tim mạch và huyết quản, phòng ngừa bệnh tim mạch vành, đột quỵ và cả chứng mất trí người gì.

Mỗi lần bạn không nên ăn quá nhiều vì sẽ ảnh hưởng tiêu hóa. Nhiều người có thói quen thích bóc bỏ lớp vỏ mỏng màu nâu bên ngoài hạt óc chó mà không biết rằng ăn như thế sẽ làm mất đi một phần dinh dưỡng.

Hạt dẻ Trùng Khánh “Loại hạt dành cho thận”

Bạn đã biết cách ăn 10 loại hạt quen thuộc sao cho khỏe mạnh?

Hạt dẻ Trùng Khánh là một loại đặc sản của tỉnh Cao Bằng nước ta. Đây là loại hạt ăn vặt rất giàu chất xơ thực vật dạng mềm, là thực phẩm rất thích hợp đặc biệt với người bị bệnh tiểu đường.

Tuy nhiên, có người thích ăn hạt dẻ tươi nhưng như thế sẽ tăng gánh nặng cho dạ dày, khó tiêu hóa. Trong khi đó, hạt dẻ nấu chín lại dễ mang theo “đới khí”, cũng không nên ăn nhiều trong một lần.

Tốt nhất bạn nên ăn hạt dẻ Trùng Khánh giữa hai bữa ăn chính như một món ăn vặt bổ dưỡng, hoặc có thể ăn kết hợp với bữa cơm cũng được. Chú ý không ăn ngay sau khi vừa ăn cơm để tránh cơ thể nạp quá nhiều nhiệt lượng, bất lợi cho việc duy trì thể trọng cân đối.

Hạt hướng dương “Bảo vật cho hệ thần kinh”

Bạn đã biết cách ăn 10 loại hạt quen thuộc sao cho khỏe mạnh?

Mỗi ngày ăn một nắm hạt hướng dương có thể giúp cơ thể bạn dung nạp thành phần vitamin E cần thiết. Trong hạt hướng dương có chứa protein và đặc biệt nó có chứa Arginine không thể thiếu trong quá trình tạo ra tinh dịch ở nam giới.

Thường xuyên ăn hạt hướng dương còn có tác dụng nhất định trong việc phòng ngừa bệnh tim mạch, đột quỵ, cao huyết áp, bảo vệ tính đàn hồi của mạch máu, nhất là rất hiệu quả để điều trị chứng mất ngủ, tăng cường trí nhớ và suy nhược thần kinh.

Hạt dẻ cười “Người bạn của trái tim”

Bạn đã biết cách ăn 10 loại hạt quen thuộc sao cho khỏe mạnh?

Hạt dẻ cười còn được gọi là “quả hồ trăn” hay “quả hạnh phúc”. Thành phần chủ yếu trong hạt dẻ cười là các axit béo không bão hòa, vì vậy nó không dễ tan trong chất axit như các loại hạt khác nhưng lại có tác dụng giảm cholesterol, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Mỗi lần ăn khoảng 10 hạt dẻ cười có thể tương đương dung nạp 1,5g axit béo không bão hòa và tương đối có lợi cho sức khỏe. Hạt dẻ cười cho dù đã qua xử lý nhiệt vẫn không nên để quá lâu. Nhiệt lượng trong loại hạt này rất cao nên những người đang mắc chứng béo phì hay mỡ máu cao thì nên hạn chế ăn.

Hạt hạnh nhân “Vị thuốc phòng ngừa loãng xương”

Bạn đã biết cách ăn 10 loại hạt quen thuộc sao cho khỏe mạnh?

Trong hạt hạnh nhân có chứa 50% lipit, 25% protein, 10% gluxit  và vitamin E cùng với các nguyên tố canxi, magie, kali, bo. Từ hàm lượng dưỡng chất phong phú này, thường xuyên ăn hạt hạnh nhân có thể giúp người mắc bệnh tim mạch vành giảm số lần lên cơn đau tim đến 50%.

Hạt hạnh nhân còn có tác dụng điều tiết lượng đường trong máu và insulin, cũng là một trong những thực phẩm hỗ trợ trị liệu cho người mắc bệnh tiểu đường. Ngoài ra, hàm lượng canxi và bo phong phú còn rất có ích cho phụ nữ đề phòng chứng loãng xương hiệu quả.

Hạt phỉ “Món ăn vặt bổ khí kiện tỳ”

Bạn đã biết cách ăn 10 loại hạt quen thuộc sao cho khỏe mạnh?

Dinh dưỡng có trong hạt phỉ rất phong phú, nó có chứa đầy đủ 8 loại axit amin mà cơ thể con người cần và hàm lượng vượt xa so với hạt óc chó. Ngoài ra, thành phần canxi, phốt pho, sắt trong hạt phỉ cũng cao hơn những loại hạt khác, thêm vào mùi vị thơm ngon, ngọt thanh nên nó rất được yêu thích.

Thường xuyên ăn hạt phỉ như món ăn vặt rất hiệu quả trong việc bổ khí, kiện tỳ, dứt cơn tiêu chảy, sáng mắt và ngừa sâu răng v.v…

Hạt bí đỏ “Vị cứu tinh điều trị bệnh tuyến tiền liệt và diệt khuẩn”

Bạn đã biết cách ăn 10 loại hạt quen thuộc sao cho khỏe mạnh?

Trong hạt bí đỏ rất giàu Axit Pantothenic hay còn gọi là vitamin B5, chất này có tác dụng làm giảm huyết áp và những cơn đau nhói tim âm ỉ, đồng thời nó là món ăn cũng như thực vật chứa vị thuốc hỗ trợ điều trị bệnh tuyến tiền liệt ở nam giới rất đắc lực.

Tuy nhiên, bạn cần chú ý dù ăn với mục đích gì cũng không nên ăn nhiều trong một lần vì dễ dẫn đến tác dụng phụ là những cơn chóng mặt khó chịu. Người bị nhiệt dạ dày cũng nên hạn chế ăn để tránh gây cảm giác chướng bụng, khó tiêu.

Hạt lạc "Người bạn kháng kết hạch”

Bạn đã biết cách ăn 10 loại hạt quen thuộc sao cho khỏe mạnh?

Đậu phộng vị ngọt, tính bình, quy về kinh tỳ và kinh phổi, do đó, ăn đậu phộng có tác dụng kiện tỳ, dưỡng dạ dày, tiêu viêm và làm nhuận phổi, đồng thời ngăn ngừa các chứng bệnh do kết hạch hiệu quả.

Tuy nhiên, người mắc chứng nồng độ dính của máu cao thì khi ăn nên bỏ đi lớp vỏ mỏng bên ngoài hạt đậu phộng. Người khỏe mạnh cũng không nên ăn quá liều lượng vì sẽ tạo gánh nặng cho dạ dày và đường ruột, khó khăn cho tiêu hóa và hấp thu.

Hạt thông “loại hạt của tuổi thọ”

Bạn đã biết cách ăn 10 loại hạt quen thuộc sao cho khỏe mạnh?

Hạt thông có chứa protein, lipit và các loại đường thực vật. Trong đó, một bộ phận lớn chính là Axit linoleic và  Axit alpha linolenic đều là các axit béo cần thiết và có lợi cho sức khỏe. Đồng thời, hàm lượng canxi, sắt và phốtpho phong phú trong hạt thông cũng giúp bồi bổ cơ thể, tăng cường thể lực và sự dẻo dai, kéo dài tuổi thọ.

Hạt thông bảo quản lâu ngày sẽ sinh ra mùi nồng khó chịu, không nên ăn vì có thể gây ngộ độc hoặc khó tiêu hóa. Người có chức năng gan suy yếu cũng thận trọng khi ăn loại hạt này.

Hạt điều “Món ăn vặt giàu lipit và protein”

Bạn đã biết cách ăn 10 loại hạt quen thuộc sao cho khỏe mạnh?

Hạt điều còn gọi là đào lộn hột, so với các loại hạt khác thì hàm lượng axit béo bão hòa trong nó khá cao, chiếm khoảng 20% nên không thích hợp ăn quá nhiều vì có thể gây bất lợi cho sức khỏe.

Ngoài ra, trong hạt điều còn chứa nhiều nguồn gây dị ứng, đối với người có thể chất mẫn cảm có thể gây ra phản ứng không mong muốn. Vì vậy, tốt nhất lần đầu tiên bạn nên ăn 1 - 2 hạt và ngưng khoảng hơn 10 phút để xem có xuất hiện triệu chứng dị ứng hay không.

 

Thiện Duyên - Nguồn: morningpost, sohu

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Hướng dẫn khắc phục lỗi iPhone không rung khi có cuộc gọi, tin nhắn