Ngâm cua đồng trong thứ nước này, bao nhiêu cặn bẩn trôi ra hết sạch

Minh Hương 2023-03-19 16:30
- Trong cua đồng có không ít giun sán do đặc điểm môi trường sinh sống của chúng. Dưới đây là 1 mẹo làm sạch cua cực đơn giản chỉ nhờ thứ nước rẻ tiền mà không phải ai cũng biết.

Cua đồng là một trong những thực phẩm quen thuộc với người Việt. Loại cua này có thể đem nấu được nhiều món khác nhau, khi là bát canh cua rau đay thanh mát, lúc là bát bún riêu giải ngán cho những ngày chán cơm.

Thông thường, người ta sẽ mua cua vào đầu hoặc cuối tháng âm, bởi đây là lúc cua béo và nhiều thịt nhất.

Vì đặc thù môi trường sống mà trong cua đồng sẽ xuất hiện sán giun. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, bạn cần phải sơ chế cua thật kỹ.

Ngâm cua đồng trong thứ nước này bao nhiêu giun sán tự động bò ra nhung nhúc

Theo kinh nghiệm của các đầu bếp lâu năm, để làm sạch cua bạn nên sử dụng nước muối có pha 1 chút rượu trắng. Loại nước này vừa giúp khử sạch bùn đất, cặn bẩn, giun sán lại có thể khiến cho cua “say”, nhờ đó bạn dễ dàng thực hiện các bước sơ chế tiếp theo mà không sợ bị cắp tay.

Dưới đây là các bước cơ bản khi sơ chế cua mà bạn nhất định phải nhớ kỹ.

1. Làm sạch

Cua đồng sau khi mua về bạn rửa qua nước cho hết cặn bẩn bám bên ngoài. Tiếp đến, cho cua vào chậu nước có pha một chuối muối ăn và rượu gạo khoảng 10 phút. Lúc này bạn sẽ thấy cua nhả ra rất nhiều bùn đất, cặn bẩn và cả giun sán ký sinh bên trong.

2. Gỡ thịt cua

Khác với cua biển, cua đồng không có nhiều thịt. Kích thước của loài vật này cũng rất bé vì thế bạn chỉ cần dùng 1 lực nhẹ là có thể tách đôi con cua. 

Lần lượt bỏ đi phần yếm, phổi và miệng cua. Đây chính là những bộ phận khiến cho cua có mùi hôi và cũng là nơi chứa rất nhiều sạn. Trong quá trình sơ chế, hãy cầm vào phần chân nhỏ của cua để không bị tổn thương da tay.

Ngâm cua đồng trong thứ nước này bao nhiêu giun sán tự động bò ra nhung nhúc

3. Khều gạch cua

Với phần gạch cua, bạn dùng tăm khéo léo khều chúng ra rồi cho vào bát. Phần gạch này không có nhiều vì thế bạn cần làm thật cẩn thận và tỉ mỉ.

4. Xay thịt cua

Với phần thịt cua vừa lấy được, bạn cho vào cối hoặc máy xay thật nhuyễn. Đừng quên cho vào vài hạt muối để thịt cua đậm đà nhé. Kinh nghiệm của các đầu bếp là nên giã bằng tay thì bát canh cua sẽ ngon và thơm nhất.

5. Lọc cua

Thịt cua sau khi xay xong bạn đem hòa thêm với nước lọc rồi chờ cho lắng lại thì đem đi lọc. Đổ nước cua qua rây, lọc đi lọc lại nhiều lần để thu được phần nước ngon, không bị sạn.

Ngâm cua đồng trong thứ nước này bao nhiêu giun sán tự động bò ra nhung nhúc

(Ảnh: Bếp Mina)

6. Chế biến

Phần nước cua sau khi lọc sẽ được dùng để nấu canh hoặc làm nước dùng bún, lẩu. Bạn đổ nước cua vào nồi, bật bếp đun cho tới khi canh sôi thì hớt lấy phần thịt nổi ở phía trên để riêng. Chú ý, để thịt cua đóng tảng đẹp, bạn nên điều chỉnh lửa vừa, mở nắp vung ngay khi nồi canh sôi nhé.

Khi ăn cua đồng bạn cần lưu ý một số điểm sau:

  • Không ăn các loại cua đã chết, bởi trong chúng có chứa các histidine dễ gây ra tình trạng ngộ độc, nguy hiểm tới tính mạng.
  • Các món ăn từ cua đồng sau khi chế biến phải ăn ngay. Tuyệt đối không để canh cua, bún cua, lẩu cua qua đêm dễ bị ôi thiu và nhiễm khuẩn.

 

Ngâm cua đồng trong thứ nước này bao nhiêu giun sán tự động bò ra nhung nhúc

  • Trường hợp cua sống chưa qua chế biến, nên bảo quản ở ngăn đông của tủ lạnh.
  • Cua phải được nấu chín kỹ, vì trong cua rất nhiều sán và ký sinh trùng, việc ăn cua chưa được nấu kỹ sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn.
  • Những người đang mắc các bệnh liên quan tới tim mạch, gout hay mới ốm dậy không nên ăn cua tránh tình trạng bệnh nặng hơn.

Minh Hương (Tổng hợp)

Ảnh: Sưu tầm

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Top 5 con giáp luôn được phúc báo cả đời, cuộc sống thuận lợi vẹn toàn