Những sai lầm khi ăn cua đồng trở thành hiểm họa đe dọa sức khỏe
Tin liên quan
Cua đồng là thực phẩm được nhiều người yêu thích và sử dụng trong các bữa cơm hàng ngày của mình. Cua đồng thường được nấu các món canh như canh cua nấu mồng tơi, canh cua nấy rau tập tàng, canh cua nấu hoa thiên lý....
Bên cạnh việc chế biến được nhiều món ăn ngon, cua đồng còn giàu chất dinh dưỡng như canxi, protit, phốt pho...
Tuy nhiên, dù nhiều chất dinh dưỡng như vậy nhưng nếu ăn sai cách, cua đồng có thể gây hại cho sức khỏe.
Ăn cua đồng nhiễm bẩn
Khi mua cua đồng, các bà nội trợ nên chú ý chọn cua sạch, tươi ngon, tránh mua phải cua bị nhiễm bẩn. Nguyên nhân là bởi thịt cua ở những khu vực nước bị ô nhiễm, các nhà khoa học thấy nhiều nhất là 2 loại độc tố Dioxin và PCBs gây phát ban ở da, suy giảm hệ miễn dịch, rối loạn thần kinh, làm tổn thương gan…thậm chí ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhỏ.
Các bà nội trợ nên chú ý chọn cua sạch, tươi ngon, tránh mua phải cua bị nhiễm bẩn.
Ăn cua chết
Cua có chứa nhiều chất dinh dưỡng, trong đó có axit amin histidine. Khi cua chết, hoạt chất này sẽ biến đổi thành chất độc histamine, đây là chất gây độc khiến người ăn bị đau bụng, nôn mửa. Cua càng chết lâu lượng histidine càng nhiều, càng dễ ngộ độc hơn.
Trên thực tế, hiều người thường có thói quen mua cua xay sẵn ở ngoài chợ rồi về lọc rồi nấu. Tuy nhiên, đây thực sự là một sai lầm bởi vì khi sơ chế cua, nhiều người bán hàng không loại bỏ những con cua chết.
Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe, bạn nên tự tay chọn cua đồng còn sống.
Không bỏ dạ dày cua khi chế biến
Khi chế biến, nếu bạn không bỏ dạ dày cua hoặc rửa cua không sạch, nấu không kỹ thì sẽ vô tình ăn cả những ký sinh trên vỏ, gây nên nhiều bệnh nguy hiểm.
Ăn cua đồng và uống nước trà
Nhiều người có thói quen uống trà sau khi ăn cua để bớt tanh và giữ ấm cơ thể. Tuy nhiên, điều này thật sự sai lầm bởi trong trà xanh có một lượng lớn các hoạt chất có tính kiềm, đặc biệt là chất tannin.
Hai chất này có ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hoá của cơ thể vì sau khi đi vào dạ dày, có khả năng gây ức chế quá trình phân giải, làm loãng các men tiêu hóa, khó phân giải các chất dinh dưỡng có trong thức ăn, dẫn đến đầy bụng, khó tiêu.
Ăn cua đồng và quả hồng
Bạn không nên ăn cua đồng cùng với quả hồng vì chất tannin trong quả hồng có thể làm cho protein trong cua rắn lại. Lâu dần chất rắn đó sẽ lưu lại trong ruột rồi lên men và thối rữa, gây buồn nôn, đau bụng, đi ngoài. Nghiêm trọng hơn, những chất đó còn có thể kết thành sỏi.
Ăn cua đã nấu quá nhiều lần
Với cua đồng, bạn nên chế biến đến đâu sử dụng hết đến đó. Nguyên nhân là bởi thịt cua có chứa rất nhiều chất đạm, sau khi tiếp xúc với môi trường sẽ dễ bị các vi khuẩn có hại làm hỏng, gây ôi thiu…
Ăn cua đồng chưa nấu chín kỹ
Trong cua đồng có một loại ký sinh trùng mang tên Paragonimus. Loại ký sinh trùng này sống bám trên cua đồng, khi vào ruột gây ra các triệu chứng đau bụng, tiêu chảy. Nếu sang phổi sẽ gây ho, đau tức ngực, khó thở. Chính vì thế, để đảm bảo an toàn, bạn tuyệt đối không ăn cua đồng chưa chế biến kỹ.
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất