Tôi ơi đừng sợ! u não không phải là bản án tử

2016-11-23 07:45
-  “27 tuổi, độ tuổi đẹp nhất của người phụ nữ, lẽ ra tôi đã làm vợ và trở thành mẹ của những đứa con. Nhưng số phận đã bắt tôi mang căn bệnh khủng khiếp như án tử hình trên đầu”.

 U não không phải án tử

Tôi có cơ duyên gặp chị Lê Dương Thể Hạnh (36 tuổi, quê Đà Lạt) trong một lần chị ra Hà Nội tham gia sự kiện “Ngày ý chí “ do NXB Phụ Nữ tổ chức tại Bảo tàng Phụ Nữ Việt Nam, nhằm biểu dương nghị lực sống của những tác giả khuyết tật. Dù cơ hội tiếp xúc với chị rất ít nhưng tôi cảm nhận được chị là một người rất  tự tin, tràn đầy nhiệt huyết và ước mơ.

Qua tìm hiểu, tôi mới biết chị đã từng bị mắc u bán cầu não trái, đã trải qua 3 cuộc phẫu thuật và gần  30 lần xạ trị. Căn bệnh quái ác làm cho tai trái của chị điếc hẳn, hệ thống thần kinh bán cầu não trái bị tê liệt, mắt không còn nhìn thấy ánh sáng, nói không rõ lời…

Chị Thể Hạnh sau khi qua 3 lần phẫu thuật và 30 lần xạ trị u não.

Chị Hạnh tình cờ phát hiện ra bệnh u não sau một cơn đau đầu dữ dội. Lúc phát hiện ra bệnh cũng là lúc chị chuẩn bị lập gia đình, xây dựng tổ ấm cho riêng mình.

“27 tuổi, độ tuổi đẹp nhất của người phụ nữ, lẽ ra tôi đã làm vợ và trở thành mẹ của những đứa con. Nhưng số phận đã bắt tôi mang căn bệnh khủng khiếp như án tử hình trên đầu. Lúc đó tôi đã trách số phận, khóc rất nhiều”, chị Hạnh chia sẻ.

Nhưng khi nghe tiếng khóc của mẹ, tiếng thở dài của ba, sự quan tâm yêu mến của anh chị em trong gia đình… chị Hạnh đã đứng lên chống lại sự nghiệt ngã của số phận.

Chị nói: “Sau khi điều trị bệnh xong tôi sống trong tâm trạng nửa tỉnh nửa mơ. Nỗi đau thể xác, cộng với nỗi đau tinh thần làm tôi nghẹt thở. Tôi đã từng nghĩ chết là lối thoát ra khỏi nghịch cảnh”.

Cuộc đời của chị Hạnh bước sang trang mới khi chị gặp được thầy Nguyễn Quốc Phong, nhờ có thầy chỉ dạy mà chị Hạnh biết dùng đến máy tính nhờ phần mềm hỗ trợ cho người mù. Chiếc máy tính đã góp thêm cho chị sức mạnh đương đầu với bệnh tật và vươn lên sống có ích cho cuộc đời...

u não

Chị Thể Hạnh chụp cùng bố mẹ khi tốt nghiệp Đại học.

Và cũng nhờ đó, chị Hạnh đã trở thành giáo viên dạy ngoại ngữ trên mạng Internet.

“Tôi dạy tiếng Anh cho người Việt và dạy tiếng Việt cho người nước ngoài qua ứng dụng Skype. Lớp học của tôi khá đặc biệt, cô trò ở khắp nơi, trong Nam, ngoài Bắc, nước Mỹ… nhưng tất cả gặp nhau nơi đây, vì một điểm chung là cả cô và trò đều là người khiếm thị”, chị Hạnh cho hay.

Quên đi những đau đớn của bệnh tật vẫn hành hạ chị từng ngày. Chị Hạnh vẫn sống tràn đầy hy vọng chị tham gia nhiều hoạt động từ thiện cho người khiếm thị hơn. Trong thời gian này chị cũng viết tiểu thuyết, sách, làm thơ… để gửi gắm tâm sự của cuộc đời mình.

Chị nói: “Đừng nghĩ phía trước không có gì, vì phía trước cái gì cũng có!”. Nhờ suy nghĩ đó, chị Hạnh đã vượt qua bệnh tật hiểm nghèo và vươn lên để khẳng định chính mình.

Ước mơ nhỏ bé

Khi tôi hỏi đến những ước mơ giản dị của một người phụ nữ bình thường là làm vợ, làm mẹ, chị chỉ cười nhẹ và nói: “Hạnh phúc ấy không có chỗ cho mình! Mơ ước của mình chỉ mong mọi người thân yêu  quanh mình khỏe mạnh và vui sống... Trẻ khiếm thị được cô bác quan tâm cho bánh kẹo nhiều hơn”.

Trong sâu thẳm tâm hồn người phụ nữ mang một “tinh thần thép” này, cũng mong muốn một lần được nghe tiếng trẻ gọi “mẹ ơi !”. Bởi  xét cho cùng chị cũng là một phụ nữ bình thường, có một cơ thể bằng xương, bằng thịt.

“Biết rằng tôi sẽ khó có diễm phúc được làm vợ, làm mẹ. Nhưng có lúc tôi vẫn thấy chạnh lòng, những giọt nước mắt tủi cho phận lại rơi khi bất chợt nghe tiếng trẻ con gọi “mẹ ơi!”. Trước khi, tôi cũng ước mơ giản dị tiếng con gọi mẹ ơi, nhưng rồi…”, chị Hạnh xúc động nói.

Ngọc Minh

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Chuyện Showbiz: Hot girl Thúy Vi khoe vòng 1 căng đét - Hòa Minzy chia sẻ chưa cho con trai gần 2 tuổi học tiếng Anh