Cách bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh giảm nguy cơ ung thư

2016-11-07 06:30
- Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh đúng cách sẽ giúp các bà nội trợ yên tâm về sức khỏe của cả gia đình. Sau đây là một vài mẹo cho các mẹ.

Hiện nay, hầu như gia đình nào cũng sắm cho mình một chiếc tủ lạnh để bảo quản thực phẩm. Vì quỹ thời gian hạn hẹp, nhiều bà nội trợ có thói quen tích trữ thực phẩm để dùng cả tuần. Tuy nhiên, không phải đồ ăn nào cứ bảo quản trong tủ lạnh là đều tươi ngon.  

Tùy vào tính chất của từng loại thực phẩm, thời gian bảo quản của chúng là khác nhau. Những nguyên tắc sau đây các mẹ nên nắm rõ để thay đổi lại thói quen tích trữ đồ của mình và nâng cao sức khỏe của các thành viên trong gia đình.  

 Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh phải đúng cách thì đồ ăn mới bổ dưỡng, tươi ngon   

*Một số nguyên tắc chung:  

1. Không để lẫn thực phẩm sống và chín lại với nhau. Phải để riêng rẽ trong những túi, hộp bảo quản thực phẩm riêng và đặt ở những phần khác nhau trong tủ lạnh.  

2. Không bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh quá lâu. Dù trong nhiệt độ từ 5-6 độ C, một số vi khuẩn vẫn có thể phát triển trong thực phẩm.  

 Để riêng rẽ thực phẩm sống, chín trong từng hộp bảo quản thực phẩm khi cho vào tủ lạnh    

3. Với những thực phẩm nấu chín, phải để thật nguội mới được cho vào tủ lạnh. Nếu thức ăn còn nóng mà cho ngay vào nơi có nhiệt độ thấp, thức ăn sẽ biến chất, thúc đẩy vi khuẩn có hại phát triển.  

*Đối với các thực phẩm chín:  

1. Bò bít tết, thịt quay: không quá 6 giờ; thịt muối: từ 5-7 ngày; các loại thịt lợn, gà, bò đã chín: không quá 6 giờ.  

2. Cơm, bánh mì: Cơm: không quá 6 giờ và không nên hâm nóng 2 lần; bánh mì, sandwich, bánh ngọt…: không nên để quá 1 tuần.  

 Không nên bảo quản bánh mì, bánh ngọt quá 1 tuần ở tủ lạnh   

3. Trái cây, rau xanh, nước trái cây: nho – từ 1-2 tuần; chuối chín – 2 tuần; cam, táo – 1 tuần, dâu tây – 2 đến 3 ngày ; nước hoa quả - từ 7-10 ngày nếu như đã mở nắp; rau xanh – không quá 6 tiếng.  

 Hoa quả chín, rau chín cũng không được để lâu trong tủ lạnh    

4. Các sản phẩm từ bơ, sữa: phomat bào nhỏ - 1 tháng, phomat miếng to 2 tháng, phomat mềm – 3 đến 4 tuần sau khi mở; bơ – từ 2 đến 3 tháng.   

*Bảo quản thực phẩm tươi sống:  

1. Thịt sống: Chia thành từng miếng nhỏ rồi cho vào hộp hoặc các túi nilon để khi rã đông không mất thời gian và những phần thịt chưa dùng không phải “lấy ra lấy vào”. Không đặt thịt sống ở ngăn trên cùng vì nước từ thịt sống sẽ rỉ qua các khe hở, thấm xuống các thực phẩm ở ngăn dưới, làm vi trùng lây lan.  

 Bảo quản thịt sống thật kĩ để nước không chảy ra các thực phẩm khác và bẩn tủ lạnh    

2. Rau xanh: Rửa sạch rau và để ráo hết nước trước khi cho vào tủ lạnh vì vi khuẩn E.Coli thường thấy trong đất trồng rau nên có thể bám vào rau. Nếu không rửa rau trước đó có thể dẫn đến nhiễm khuẩn chéo.  

thực phẩm

 Rau xanh rửa sạch, để ráo rồi cho vào tủ lạnh bảo quản    

Các bà mẹ nên áp dụng và thực hiện ngay những nguyên tắc nêu trên đối với thực phẩm được bảo quản trong tủ lạnh để không làm mất mùi vị và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của gia đình.  

 (Theo VietQ)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Thịt gà xé phay trộn thêm nguyên liệu này, ngon cuốn lưỡi, chẳng cần ra ngoài hàng