Trẻ bị bắt nạt ở trường, mẹ đừng vội bảo con 'mách cô', hãy dạy con làm 3 điều này
Tin liên quan
Con trai cô Trần ở Trung Quốc là một cậu bé mũm mĩm, dễ thương nhưng thường bị hai bạn nam trong lớp cười nhạo và bắt nạt. Mặc dù cô Trần đã nhiều lần yêu cầu con trai báo cáo với giáo viên, vấn đề vẫn không được giải quyết triệt để. Một người bạn giàu kinh nghiệm khuyên cô Trần rằng, khi trẻ bị bắt nạt ở trường, cha mẹ không nên chỉ dạy con "nói với giáo viên". Cha mẹ thông minh thường có những cách đối phó hiệu quả hơn.
Người này đề nghị rằng, nếu con trai cô đã cố gắng lý luận với bạn nhưng không thành công và vẫn bị bắt nạt, cậu bé nên phản công để tự bảo vệ mình. Trong trường hợp cần thiết, cha mẹ cũng nên đứng ra giải quyết vấn đề, kịp thời ngăn chặn những hành vi không phù hợp của những đứa trẻ thích bắt nạt bằng cách răn đe. Điều này không chỉ giải quyết được vấn đề mà còn giúp trẻ cảm thấy an tâm hơn.
Nhiều bậc cha mẹ thường dạy con "báo với giáo viên" khi bị bắt nạt nhưng cha mẹ thông minh sẽ có những cách thiết thực hơn. Họ không chỉ dạy trẻ cách tự bảo vệ mà còn đích thân can thiệp khi cần thiết để đảm bảo trẻ có môi trường an toàn ở trường.
Thực tế là nhiều trẻ em bị bắt nạt ở trường và cha mẹ thường để giáo viên giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, năng lực của giáo viên có hạn, không phải lúc nào họ cũng có thể giải quyết triệt để mâu thuẫn giữa hai đứa trẻ.
Khi giáo viên giải quyết các tình huống bắt nạt, họ chỉ có thể giáo dục bằng lời nói, điều này không hiệu quả cao trong việc giải quyết triệt để. Lúc này, cha mẹ cần can thiệp để hướng dẫn và giúp đỡ con thay vì hoàn toàn trông chờ vào việc giáo viên kỷ luật những đứa trẻ bắt nạt.
Trẻ bị bắt nạt, cha mẹ thông minh nên làm gì?
1. Hướng dẫn trẻ dùng lời nói giải quyết mâu thuẫn
Khi biết con mình bị bắt nạt ở trường, trước tiên cha mẹ nên hướng dẫn con dùng lý lẽ với những bạn bắt nạt mình, thể hiện thái độ phản kháng thay vì cam chịu. Thông qua giao tiếp, trẻ có thể học cách bày tỏ cảm xúc, lập trường của mình và để người khác hiểu rằng, bắt nạt là một hành vi không thể chấp nhận được.
2. Dạy trẻ chống trả phù hợp và tự bảo vệ mình
Đối với một số trẻ rất nghịch ngợm, những "đòn phản công" thích hợp có thể có tác dụng răn đe hiệu quả và kịp thời ngăn chặn hành vi sai trái của những trẻ nghịch ngợm. Cha mẹ nên dạy con cách chống trả phù hợp và học cách tự bảo vệ mình tốt hơn.
3. Phụ huynh can thiệp
Thông thường, trong nhiều trường hợp vấn đề bắt nạt học đường có thể được giải quyết nhanh chóng và hiệu quả sau khi cha mẹ lên tiếng. Khi trẻ bị bắt nạt, cha mẹ có thể can thiệp để giải quyết vấn đề một cách thích hợp, khiến trẻ cảm thấy an toàn và tự tin hơn trước những đứa trẻ khác. Sự can thiệp của cha mẹ có thể giúp đứa trẻ bắt nạt và cha mẹ của chúng hiểu rằng, hành vi này sẽ không được dung thứ.
Vân Chi (Tổng hợp)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất