Bé 3 tuổi bị suy thận do bổ sung kẽm lâu ngày, mẹ nên nhớ điều này để không hối hận

Bảo Anh 2022-05-23 09:05
- Nhiều người mẹ cho rằng bổ sung kẽm là cách hay để giúp trẻ ăn ngon, tăng cường sức đề kháng. Nhưng sự thật thì bổ sung kẽm không đúng cách lại gây phản tác dụng.

Kẽm là loại nguyên tố vi lượng song có vai trò quan trọng với nhiều hoạt động sống của cơ thể. Với thai nhi còn trong bụng mẹ, kẽm tham gia vào quá trình sản sinh tế bào giúp thai phát triển lớn dần, đầy đủ các cơ quan bộ phận. Ngoài ra, kẽm còn tham gia trong quá trình tổng hợp enzyme hoạt động trong hệ thống thủy phân, đồng hóa, vận chuyển, phản ứng sinh năng lượng hay gắn kết các chuỗi ADN.

Với trẻ đã bắt đầu ăn dặm, nhu cầu về kẽm và các dinh dưỡng khác đã cao hơn nên cũng cần bổ sung thêm từ thực phẩm bên ngoài. Trong chế độ ăn hàng ngày¸ cần lưu ý đa dạng thực phẩm để bổ sung đủ nhiều loại dưỡng chất kể cả vi lượng.

Bé 3 tuổi bị suy thận do bổ sung kẽm lâu ngày, mẹ nên nhớ điều này để không hối hận

Với trẻ đã bắt đầu ăn dặm, nhu cầu về kẽm và các dinh dưỡng khác đã cao hơn nên cũng cần bổ sung thêm từ thực phẩm bên ngoài. (Ảnh minh họa)

Nhiều bậc phụ huynh cho trẻ bổ sung kẽm để giúp tăng cường sức đề kháng, giúp trẻ ăn ngon hơn. Tuy nhiên, bổ sung kẽm không hợp lý có thể khiến trẻ bị suy thận. Bé Tiểu Duy, ở Quảng Châu, Trung Quốc hay ốm vặt nên bác sĩ khuyên bố mẹ nên bổ sung kẽm cho bé.

Thấy con đỡ ốm, lại ăn ngoan hơn vì vậy mẹ bé đã cho bé bổ sung kẽm trong thời gian dài. Ngờ đâu, thời gian gần đây bé hay mệt mỏi, sụt cân, bác sĩ mới phát hiện ra bé đã bị suy thận. Biết bé được bổ sung kẽm trong thời gian dài, bác sĩ cho biết mẹ không nên bổ sung kẽm trong tời gian quá dài kẻo ảnh hưởng đến sức khỏe của con.

Bé 3 tuổi bị suy thận do bổ sung kẽm lâu ngày, mẹ nên nhớ điều này để không hối hận

Nhiều bậc phụ huynh cho trẻ bổ sung kẽm để giúp tăng cường sức đề kháng, giúp trẻ ăn ngon hơn. (Ảnh minh họa)

Các biểu hiện cho thấy trẻ đã bị bổ sung quá nhiều kẽm:

1. Có thể biểu hiện như nôn mửa, nhức đầu, tiêu chảy, co giật, thiếu máu, rối loạn lipid máu và giảm chức năng miễn dịch. Các xét nghiệm cho thấy một loạt các thay đổi bệnh lý trong các cơ quan nội tạng và tăng tỷ lệ sai lệch nhiễm sắc thể trong các tế bào tủy xương. Cũng có báo cáo rằng quá nhiều kẽm có tác dụng gây đột biến và gây ung thư.

2. Ngộ độc kẽm có thể gây tổn thương tế bào thần kinh, tổn thương tế bào thần kinh đệm, hàm lượng kẽm trong cơ thể người mẹ quá cao có thể gây dị tật ống thần kinh cho thai nhi.

Bé 3 tuổi bị suy thận do bổ sung kẽm lâu ngày, mẹ nên nhớ điều này để không hối hận

3. Sự đối kháng của các chất trong cơ thể do kẽm gây ra có ảnh hưởng đến chức năng của não. Tình trạng kẽm cao trong cơ thể con người có thể ức chế sự hấp thụ sắt và đồng của cơ thể, dẫn đến thiếu sắt và thiếu đồng. Thiếu đồng làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu sắt, do đó, có thể gây thiếu máu do thiếu sắt. Thiếu sắt làm suy giảm chức năng não, dẫn đến giảm trí nhớ.

Vì vậy, các mẹ hãy rằng trước khi bổ sung cho con bất cứ loại thuốc, thực phẩm nào, cần hỏi ý kiến của bác sĩ. Bạn chớ nên tin những thông tin truyền miệng, vô thưởng vô phạt trên mạng xã hội. Nếu thấy con không khỏe, mẹ nên đưa con đến bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra, thăm khám.

Bảo Anh/Theo Sohu

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Được sao Việt lẫn sao Hàn lăng xê nhiệt tình, đây đúng chuẩn là tông màu hot nhất mùa xuân năm nay