Trong tháng đầu tiên sau khi trẻ chào đời, ngoài cân nặng có một chỉ số cha mẹ cũng cần quan tâm đặc biệt
Tin liên quan
Tiểu Ni lần đầu làm mẹ nên cô tò mò và háo hức với việc chăm con. Mọi hành động, cử chỉ và chỉ số phát triển của con đều được Tiểu Ni ghi nhớ.
Khi mới sinh, con trai Tiểu Ni nặng 4,1kg và là một em bé mũm mĩm, đáng yêu. Tiểu Ni cũng thuê một bảo mẫu để cùng chăm con. Tuy nhiên sau 2 tuần, cô nhận thấy rằng cân nặng của con chẳng hề tăng lên, thậm chí còn giảm đi.
Vì lo sợ nên Tiểu Ni gọi điện cho chị dâu là bác sĩ Nhi khoa cầu cứu. Chị dâu nhanh chóng đến nhà, cân lại em bé, hỏi lại Tiểu Ni một số thông tin, dùng dây đo vòng đầu và cho biết rằng mọi thứ đều bình thường. Đây là hiện tượng giảm cân sinh lý sau sinh trong vòng 2 tuần đầu, 2 tuần tiếp theo em bé có thể tăng cân lại bình thường. Người chị dâu cũng nhắc nhở một chỉ số quan trọng khác mà Tiểu Ni cần quan tâm không kém cân nặng chính là chỉ chu vi vòng đầu của em bé.
Chu vi vòng đầu là gì và quan trọng như thế nào với trẻ sơ sinh?
Chu vi vòng đầu còn được gọi là chu vi chẩm. Để đo chu vi vòng đầu, cha mẹ có thể dùng thước dây và thực hiện đo từ chân mày của trẻ sang hai bên vành tai và ngang điểm giữa ở phía sau đầu
Chu vi vòng đầu của trẻ theo độ tuổi là một chỉ số rất quan trọng, qua đó có thể đánh giá được tốc độ phát triển não bộ của trẻ.
Ngoài tìm hiểu chỉ số tiêu chuẩn về chiều cao, cân nặng theo từng độ tuổi của trẻ, mẹ cũng nên nắm rõ được chỉ số tiêu chuẩn về chu vi vòng đầu của trẻ. Từ đó, mẹ sẽ biết rằng chỉ số chu vi vòng đầu của con mình có đạt chuẩn hay không, có bất thường gì không và đồng thời có thể đánh giá cơ bản về tình trạng sức khỏe của con, đưa con đi khám trong những trường hợp cần thiết.
Chu vi vòng đầu của trẻ thường đạt các mốc sau:
- Trung bình, chu vi vòng đầu của trẻ sơ sinh khoảng 34 đến 35 cm.
- Trong khoảng thời gian 3 tháng đầu đời, chỉ số này sẽ tăng khoảng 2cm mỗi tháng.
Ngoài chu vi vòng đầu, cha mẹ có thể đánh giá sự phát triển của con qua một số chỉ số sau
Trọng lượng
Nhiều trẻ sẽ bị sụt cân sinh lý không quá 10% trọng lượng lúc sinh trong tuần đầu đời do mất nước ở mô da sau khi sinh, hấp thu dịch ở phế nang, bài tiết phân su, và thiếu sữa non của mẹ. Nói chung, hãy đợi từ 7 đến 10 ngày để trẻ tăng cân trở lại .
Trung bình, em bé có thể tăng trọng lượng từ 600 đến 1200 gam trong giai đoạn sơ sinh, tức là trong tháng đầu tiên, và mức tăng trung bình mỗi ngày là khoảng 30 đến 50 gam.
Chiều cao
Nói chung, chiều cao của trẻ sơ sinh khi mới sinh là khoảng 50 cm, ngay cả khi có sự khác biệt về cá nhân thì vẫn duy trì khoảng 0,3 - 0,5 cm và khoảng chênh lệch giới tính là 0,5 cm. Và trong 1 đến 4 tuần đầu sau sinh, chiều cao có thể tăng thêm khoảng 3 đến 5cm .
Trong thời kỳ sơ sinh của bé, cha mẹ cũng cần lưu ý những vấn đề này
Giáo sư Li Meijin, một nhà tâm lý học nổi tiếng đã từng chỉ ra rằng: “Nuôi dạy và dạy dỗ con cái là một quá trình lâu dài, đòi hỏi sự kiên nhẫn và trí tuệ. Vì vậy, khi hiểu được đặc điểm phát triển và tăng trưởng của trẻ sơ sinh, cha mẹ cần kiên nhẫn, cẩn thận, quan sát kỹ từng biểu hiện của trẻ, đảm bảo mọi tình huống bất thường đều có thể phát hiện và xử lý kịp thời".
Khi mới sinh, trẻ có thể chưa phân biệt được ngày đêm và dễ cáu gắt. Do đó cha mẹ cần quan sát chu kỳ sinh hoạt của con, nương theo con để tạo ra những thói quen tốt, giúp bé phân biệt ngày đêm, đáp ứng nhu cầu ăn ngủ của bé để bé không quấy khóc.
Các thành viên trong gia đình cũng nên chủ động chia sẻ việc chăm sóc bé, đảm bảo cho mẹ được nghỉ ngơi đầy đủ, bổ sung đủ chất dinh dưỡng để cơ thể mẹ sớm hồi phục và có nhiều sữa cho bé bú.
Moon/Theo 163
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất