Thực hư lời đồn trẻ sơ sinh thường xuyên nắm tay có chỉ số IQ thấp

Nana 2022-05-16 11:44
- Nhiều người lớn tuổi cho rằng trẻ sơ sinh thường xuyên nắm tay thì trí thông minh không cao. Thực tế có đúng như vậy?

Tại sao trẻ sơ sinh thích nắm chặt tay?

Thông thường trong hai hoặc ba tháng đầu đời, em bé đã nắm chặt hai tay và thường được người lớn đeo bao tay. Điều này chủ yếu là do vỏ não của trẻ sơ sinh chưa trưởng thành và không thể điều chỉnh tốt các cơ của bàn tay nên các ngón tay dễ bị cong hơn.

Thực hư lời đồn trẻ sơ sinh thường xuyên nắm tay có chỉ số IQ thấp

Một số người lớn có kinh nghiệm cho rằng trẻ nắm tay như vậy có chỉ số IQ thấp. Thực tế không phải như vậy. Đây chỉ là một phản ứng sinh lý bình thường. Nếu trẻ không nắm tay sau sinh thì mẹ cũng không cần quá lo lắng, vì điều này không phải là tuyệt đối, và không phải trẻ nào cũng có hiện tượng này sau khi sinh.

Khi trẻ lớn lên, hệ thần kinh sẽ dần hoàn thiện, sức mạnh của các cơ tăng dần, đồng thời bàn tay của trẻ cũng dần mở rộng, có thể sử dụng cả hai tay để khám phá thế giới. Trẻ bình thường có thể duỗi bàn tay nhỏ ra và đưa tay vào miệng từ 4 tháng trước. Nếu sau 4 tháng mà tay trẻ vẫn còn nắm chặt thì cha mẹ nên đưa con đi kiểm tra vì có thể trẻ bị bại não.

Muốn xác định con mình có bị bại não hay không thì hai điểm sau đây sẽ giúp bạn

Con bạn có phản xạ cầm nắm không?

Cha mẹ có thể thử đặt tay lên bàn tay của trẻ xem trẻ có trực tiếp cầm ngón tay của cha mẹ hay không, đây được gọi là phản ứng cầm nắm. Nếu trẻ cầm được thì khả năng mắc bệnh bại não sẽ nhỏ hơn. Tuy nhiên, phản ứng cầm nắm của một số trẻ kém, sau một thời gian có thể hồi phục hoặc não bộ chưa phát triển hoàn thiện, cha mẹ nên đưa con đi kiểm tra.

Thực hư lời đồn trẻ sơ sinh thường xuyên nắm tay có chỉ số IQ thấp

 

Quan sát cảm xúc của con bạn

Trẻ bại não phát triển chậm hơn so với trẻ cùng tuổi, trẻ có thể không cười sau hơn ba tháng, tâm trạng cũng tương đối kém, lúc nào cũng thích quấy khóc, ngủ không ngon giấc, cha mẹ có thể phán đoán qua các triệu chứng này. 

Trẻ khéo tay sẽ thông minh hơn nên chha mẹ hãy rèn luyện khả năng tay của trẻ nhiều hơn từ 0-3 tháng tuổi

1. Trẻ 1 tháng tuổi

Mặc dù lúc này tay của trẻ đang trong tình trạng nắm tay và khả năng vận động bị hạn chế nhưng cũng nên chú ý rèn luyện khả năng tay của trẻ. Lúc này, mức độ phát triển của trẻ chưa cao, chỉ nắm chặt tay khi chạm vào lòng bàn tay, tuy nhiên cha mẹ không nên đeo bao tay quá thường xuyên cho con. Hai bàn tay phải được tự do cử động. Đồng thời, cha mẹ cũng có thể đặt các ngón tay vào lòng bàn tay của trẻ để trẻ rèn luyện khả năng cầm nắm, đồng thời cũng có thể chạm vào bàn tay của trẻ nhiều hơn.

2. Trẻ 2 tháng tuổi

Thực hư lời đồn trẻ sơ sinh thường xuyên nắm tay có chỉ số IQ thấp

Khi trẻ được 2 tháng tuổi, bàn tay vẫn ở trạng thái nắm tay, nhưng lúc này trẻ đã có thể tự duỗi hoặc nắm tay, và trẻ sẽ thường nhìn chằm chằm vào bàn tay của mình. Giai đoạn này cha mẹ vẫn cần rèn luyện khả năng cầm nắm của trẻ, cho trẻ tập cầm nắm đồ chơi nhiều hơn, khi trẻ đã ngoan thì cũng có thể thu hút trẻ bằng những đồ chơi có tiếng ồn lớn để rèn luyện thị giác và thính giác.

3. Trẻ 3 tháng tuổi

Lúc này, tay của trẻ đã co vào duỗi ra khá thành thạo, trẻ có thể cầm đồ chơi tốt và đưa đồ chơi vào miệng, khi nhìn thấy đồ chơi là trẻ muốn chạm vào. Vì vậy, cha mẹ nên chuẩn bị cho con những món đồ chơi có màu sắc tươi sáng và âm thanh phát ra, để trẻ dễ bị thu hút bởi đồ chơi và đưa tay ra lấy.

 Nana/Theo Sohu

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Dàn xế hộp 'ít nhưng cả núi tiền' của Sơn Tùng MT-P