Những đại kỵ nhất định ai cũng phải nhớ khi ăn khoai lang

2022-04-03 14:00
- Mặc dù mang lại rất nhiều lợi ích nhưng khoai lang không nên sử dụng theo những cách sau kẻo 'rước hoạ vào thân'.

Khoai lang là một trong những thực phẩm quen thuộc và được nhiều người yêu thích vì có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon. Bên cạnh đó, khoai lang còn chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe.

Trong khoai lang có hàm lượng đáng kể các chất dinh dưỡng, khoáng chất cùng nhiều vitamin như canxi, chất xơ, sắt, Magie, Phốt pho, Kali, các vitamin B9, B1, A, C, ....

Những đại kỵ nhất định phải nhớ khi ăn khoai lang

Các thành phần có trong khoai lang có thể ức chế sự phát triển của các bệnh ung thư, cụ thể như ung thư dạ dày, ung thư vú và ung thư ruột kết. Trong khoai lang có chứa một lượng chất xơ có thể lên men và hòa tan. Do đó, việc tiêu thụ khoai lang sẽ giúp giảm cân hiệu quả. Ngoài ra ăn khoai lang còn giúp làm giảm căng thẳng, kiểm soát bệnh đái tháo đường, tăng cường trí nhớ, giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, cải thiện tóc và da, hỗ trợ tiêu hóa

Dù có rất nhiều tác dụng như vậy nhưng với một số người, ăn khoai lang lại có thể gây hại cho sức khỏe cơ thể. Dưới đây là những đại kỵ khi ăn khoai lang mà ai cũng cần biết để tránh gây hại cho sức khỏe.

Không nên ăn khoai lang sống

Những đại kỵ nhất định phải nhớ khi ăn khoai lang

Nếu ăn khoai lang sống, màng tế bào tinh bột của khoai lang sẽ rất khó tiêu hóa trong cơ thể, ăn vào sẽ xuất hiện tình trạng đầy hơi, ợ chua, ợ hơi, buồn nôn...

Không nên ăn quá nhiều khoai lang

Dù bạn có thích ăn khoai lang đến mức nào thì cũng nên hạn chế. Nguyên nhân là vì khoai lang dễ khiến đường tiêu hóa sản sinh một lượng lớn carbon dioxide (CO2), khi ăn quá nhiều sẽ bị đầy hơi và ợ hơi. 

Không ăn khoai lang vào buổi tối

Khoai lang dù tốt nhưng nếu ăn vào buổi tối sẽ dễ trào ngược axit, đặc biệt là những người dạ dày yếu hoặc người già tiêu hóa kém. Điều này sẽ gây ra hiện tượng đầy bụng, cộng với việc ban đêm sự trao đổi chất thấp nên càng khó tiêu hóa dễ dẫn đến mất ngủ.

Không ăn khoai lang khi đói

Trong khoai lang có chất đường, nếu ăn nhiều khi đói sẽ gây tăng tiết dịch vị làm nóng ruột, ợ chua.

Không ăn khoai lang cả vỏ

Những đại kỵ nhất định phải nhớ khi ăn khoai lang

Bạn nên bóc vỏ khoai lang trước khi ăn vì vỏ khoai lang có nhiều chất kiềm, không tốt cho tiêu hóa. 

Không ăn hồng với khoai lang

Khoai lang và quả hồng nên ăn cách nhau khoảng 5 tiếng trở lên. Lý do là vì nếu ăn cùng, lượng đường trong khoai lang sẽ lên men trong dạ dày, khiến dịch vị dạ dày tiết ra nhiều hơn, phản ứng với chất tannin và pectin trong quả hồng sẽ gây ra sự kết tủa. Thậm chí còn có thể khiến xuất huyết dạ dày hoặc viêm loét dạ dày.

Không ăn khoai lang có đốm đen

Khoai lang bảo quản không tốt sẽ xuất hiện những đốm đen, bị nhiễm khuẩn vằn đen ô nhiễm gây độc cho gan. Vì vậy, khi thấy khoai lang có những biểu hiện này, bạn hãy vứt bỏ đi.

Không ăn khoai lang để quá lâu

Những đại kỵ nhất định phải nhớ khi ăn khoai lang

Nhiều người thường thích khoai lang để lâu vì nghĩ rằng ăn ngọt hơn khoai lang mới đào. Tuy nhiên, khoai lang để lâu cũng được khuyến cáo là không nên ăn vì mầm khoai có chứa những độc tố, có thể gây nôn mửa và đau bụng.

Người bị thận không ăn khoai lang

Khoai lang là loại thực phẩm mà những người mắc bệnh thận nên tránh xa. Nguyên nhân là vì trong khoai chứa nhiều chất xơ, kali, vitamin A…, khi thận yếu chức năng loại bỏ lượng kali dư thừa bị hạn chế, sẽ gây ra những tác hại nguy hiểm như yếu tim, rối loạn nhịp tim.

Người có hệ tiêu hóa kém không ăn khoai lang

Những người có hệ tiêu hóa kém như thường xuyên bị đầy hơi, trướng bụng không nên ăn nhiều khoai lang. Lý do là bởi ăn vào sẽ làm tăng tiết dịch vị, gây nóng ruột, ợ chua, trướng bụng.

Tiểu Bảo (Tổng hợp)

Ảnh: Sưu tầm

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Hà Hồ sẽ 'khóc thét' khi nghe được những bản hit của mình bị đạo trắng trợn