9 mẹo nấu ăn thông thái nhưng không phải ai cũng biết
Tin liên quan
1. Nấu trên lửa nhỏ
Nếu bạn không sử dụng lò nướng, hãy đảm bảo rằng thức ăn được nấu trong chảo sâu lòng và nấu trên lửa nhỏ. Nấu ăn ở nhiệt độ cao hoặc trên ngọn lửa lớn sẽ lấy đi chất dinh dưỡng của thực phẩm và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.
2. Đảm bảo thực phẩm được nấu chín kỹ
Ngoài nhiệt độ khi nấu, bạn nên cẩn thận về độ tươi sống của thực phẩm. Hãy nhớ rằng, vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm chỉ có thể bị tiêu diệt khi thức ăn được nấu chín kỹ. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn phải vặn lửa thật cao. Bạn nên để lửa nhỏ, đậy nắp nồi, xoong khi đang nấu và đừng quên khuấy thức ăn thường xuyên để đảm bảo thức ăn được nấu chín hoàn toàn và không bị sống.
3. Dùng nồi áp suất
Dùng nồi áp suất để nấu các loại đậu và đậu lăng vừa nhanh vừa giữ được chất dinh dưỡng. Ngoài ra, bạn cũng có thể chế biến rau củ trong nồi áp suất, nhưng nhớ đừng đun quá lâu.
4. Đừng đun dầu ăn quá nóng
Khi nấu các món chiên xào, bạn không nên đun nóng dầu cho đến khi dầu ăn đạt đến điểm bốc khói. Đun nóng dầu ăn trong vài phút rồi cho các loại gia vị như thì là, mù tạt, thì là, cỏ cà ri,… Nhớ tắt bếp khi hạt nếu lỡ để dầu quá nóng. Khi nấu các món rau xào, bạn cần chuẩn bị sẵn các nguyên liệu từ trước để hạn chế xào rau trên lửa quá lâu khiến rau không còn chất dinh dưỡng và độ ngon nữa.
5. Cẩn thận với thực phẩm đông lạnh
Với thực phẩm đông lạnh, bạn hãy luôn hạ nhiệt độ xuống nhiệt độ phòng trước khi bắt đầu nấu. Thay đổi nhiệt độ đột ngột có thể gây nhiễm vi khuẩn.
6. Sử dụng nhiều gia vị khi nấu nướng
Các loại gia vị mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe và giúp món ăn thêm thơm ngon, bắt mắt. Tuy nhiên, khi sử dụng gia vị, bạn hãy đun ở lửa nhỏ và đậy nắp.
7. Nấu kỹ thịt, cá
Trong khi nấu thịt, thịt gia cầm hoặc cá, bạn hãy đảm bảo thức ăn được nấu chín kỹ và không sống. Một cách để biết thịt, cá đã được nấu chín kỹ hay chưa là kiểm tra kết cấu của nó. Thịt và cá phải mềm và không có màu hồng.
8. Hạn chế nấu ăn bằng lò vi sóng
Mặc dù nhiều người không thích nấu ăn bằng lò vi sóng, nhưng hãy nhớ rằng nó cũng khiến thức ăn tiếp xúc với nhiều bức xạ có thể gây hại cho sức khỏe. Vì vậy, bạn hãy hạn chế nấu ăn bằng lò vi sóng nhiều nhất có thể.
9. Hâm nóng thức ăn đúng cách
Sau khi thức ăn được nấu chín và nguội, bạn hãy cho vào ngăn mát của tủ lạnh cần được hâm nóng trước khi bạn dùng chúng trở lại nhằm tránh nhiễm vi khuẩn. Hâm nóng thức ăn đến nhiệt độ làm cho thức ăn nóng bốc khói để vi khuẩn vẫn đủ sức tồn tại trong món ăn sau quá trình bảo quản.
Ngọc Huyền – Theo thehealthsite
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất