Xôn xao bài văn của thủ khoa 2020 làm đề văn kỳ thi THPT Quốc gia 2021, dân mạng tranh cãi vì điều này

2021-07-23 17:10
- Thủ khoa kỳ thi THPT Quốc gia 2020 Võ Lập Phúc đã làm phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh dài 8 trang, song cư dân mạng lại đánh giá khó hiểu.

Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2011, bài thơ Sóng đã xuất hiện trong phần nghị luận văn học. Đây là tác phẩm hay nhưng nếu để phân tich được không phải là dễ dàng.

Mới đây, thủ khoa khối D14 năm 2020 là nam sinh Võ Lập Phúc (quê An Giang, hiện là sinh viên Đại học Sư Phạm TP.HCM) đã trổ tài phân tích bài thơ. Một bài viết dài, hàng ngàn chữ, cảm nhận đọc xong sẽ hơi mệt nhất là với những học sinh không yêu thích môn văn. Khi hình ảnh về bài viết được chia sẻ, ngay lập tức nhận được nhiều ý kiến trái chiều nhau. Trong đó phần lớn ý kiến kêu ca rằng bài văn này được Võ Lập Phúc viết xong, nhưng đọc khó hiểu.

Một cư dân mạng nêu ý kiến: "Quan điểm cá nhân, bài này để một học sinh tham khảo cho bài thi THPT Quốc gia thì tôi thấy không phù hợp lắm, các từ ngữ quá học thuật và chuyên môn, nên dừng lại ở một bài nghiên cứu thôi. Đoạn đầu đọc nghe rất ngang, càng không giống giọng văn của một học sinh cấp 3 mà như đang đọc bài thỉnh giảng văn học".

"Ôi bài thơ giàu cảm xúc và hay biết bao nhiêu mà dùng toàn từ ngữ như viện hàn lâm để phân tích thấy chẳng hợp gì hết", cư dân mạng khác nói quan điểm.

Một người khác cho ý kiến: "Đọc bài văn sao ko cảm thấy rung động mà sao thấy ngộp mỗi lần đọc dài quá để hết câu…ngay phần mở bài nó chả liên quan mấy gì đến tác phẩm..nên cũng ko muốn gắng đọc hết bài…1 bài văn hay chính khi người đọc cảm xúc dc tâm tư tình cảm tâm huyết của tác giả mà người viết truyền đạt dc…bài viết này thích dùng từ hơi riêng biệt nhưng lại ko làm bài văn nổi hơn..dài dòng lan man".

Tuy nhiên, ở góc nhìn nhận khác, có cư dân mang cho rằng, nếu như không cảm thấy phù hợp với bản thân thì mọi người cũng nên góp ý một cách có tính xây dựng.

"Cá nhân thấy cách cảm nhận thơ của bạn ấy rất đặc biệt. Có thể không hợp thị hiếu số đông nhưng hãy góp ý tử tế, nhẹ nhàng và lịch sự", một cư dân mạng bình luận.

Bài viết có nhiều câu khá trừu tượng, cảm thấy khó hiểu với số đông nhưng môn văn là một môn mà mỗi người có cách cảm nhận, thể hiện khác nhau trên trang giấy. Ở góc độ lý luận, có thể thấy Võ Lập Phúc sở hữu vốn từ đa dạng, giàu có về hình ảnh và sắc bén. Song đôi khi cách viết này lại không phải ai cũng có thể cảm nhận được hết ý đồ đằng sau bài viết. 

Bài làm đề Văn tốt nghiệp 2021 của thủ khoa 2020: Dài 10 trang, ngôn từ uyên bác đến mức... người thường không hiểu nổi - Ảnh 2.
Bài làm đề Văn tốt nghiệp 2021 của thủ khoa 2020: Dài 10 trang, ngôn từ uyên bác đến mức... người thường không hiểu nổi - Ảnh 3.
Bài làm đề Văn tốt nghiệp 2021 của thủ khoa 2020: Dài 10 trang, ngôn từ uyên bác đến mức... người thường không hiểu nổi - Ảnh 4.
Bài làm đề Văn tốt nghiệp 2021 của thủ khoa 2020: Dài 10 trang, ngôn từ uyên bác đến mức... người thường không hiểu nổi - Ảnh 5.
Bài làm đề Văn tốt nghiệp 2021 của thủ khoa 2020: Dài 10 trang, ngôn từ uyên bác đến mức... người thường không hiểu nổi - Ảnh 6.
Bài làm đề Văn tốt nghiệp 2021 của thủ khoa 2020: Dài 10 trang, ngôn từ uyên bác đến mức... người thường không hiểu nổi - Ảnh 7.
Bài làm đề Văn tốt nghiệp 2021 của thủ khoa 2020: Dài 10 trang, ngôn từ uyên bác đến mức... người thường không hiểu nổi - Ảnh 8.
Bài làm đề Văn tốt nghiệp 2021 của thủ khoa 2020: Dài 10 trang, ngôn từ uyên bác đến mức... người thường không hiểu nổi - Ảnh 9.
Bài làm đề Văn tốt nghiệp 2021 của thủ khoa 2020: Dài 10 trang, ngôn từ uyên bác đến mức... người thường không hiểu nổi - Ảnh 10.
Bài làm đề Văn tốt nghiệp 2021 của thủ khoa 2020: Dài 10 trang, ngôn từ uyên bác đến mức... người thường không hiểu nổi - Ảnh 11.

AM

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Cách dọn sạch nhà thông minh cho các bà nội trợ