Sợ góp ý? Đó là do bạn chưa biết 3 cách giúp lời góp ý trở nên khéo léo hơn

Thu Trang 2023-03-10 09:40
- Hãy khoan kết luận rằng đối phương bảo thủ, đôi khi là do cách chúng ta góp ý chưa đủ thuyết phục và "đi vào lòng người" mà thôi.

Đóng góp ý kiến là một việc làm đòi hỏi sự khéo léo. Nếu không cẩn thận, ý kiến của bạn sẽ bị gạt bỏ, thậm chí bạn có thể bị người khác hiểu lầm là cố tình gây sự, gây khó dễ. Vì thế, bạn cần thật sự khéo léo khi đưa ra ý kiến của mình để tránh khiến người khác cảm thấy không được tôn trọng hoặc làm vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn.

Vậy, nên góp ý như thế nào để được lòng mọi người mà vẫn giải quyết được vấn đề?

1. Đừng phê phán và mắng mỏ, hãy phân tích và đưa ra hướng giải quyết

Khi muốn góp ý với ai đó, hãy phân tích lỗi sai thay vì chê trách họ. Điều này sẽ giúp đối phương thực sự nhận thức được vì sao khuyết điển đó cần phải sửa đổi.

Ngoài ra, cũng hay đưa ra hướng giải quyết hoặc dành lời khen ngợi với điều tương tự mà họ đang làm tốt. Nếu được nhận một câu khen ngợi trước khi nhắc tới khuyết điểm, họ sẽ cảm nhận được sự khách quan và đa chiều từ sự phân tích của bạn: khen có - chê có.

Chúng ta không nên đưa ra lời nhận xét một cách tiêu cực, nghiêng về hướng phán xét, và đặc biệt là những lời góp ý thiếu sự khách quan.

Ví dụ, thay vì nói: "Cái váy chị đang mặc nhìn luộm thuộm và quê lắm ấy", hãy nói: "Cái váy chị đnag mặc rộng quá nên nhìn bị thiếu gọn gàng đó" hoặc gửi cho đối phương một lời gợi ý chân thành: "Em nhớ có cái váy trắng tuần trước chị mặc nhìn tôn dáng lắm, chị thử lại những kiểu dáng tương tự như thế xem sao, nhìn hợp với chị lắm đó".

Việc chỉ trích chỉ làm đối phương thấy tự ái và mất mặt

2. Chú ý tông giọng và tránh góp ý nơi đông người

Có một số người lớn tuổi hay người có cấp bậc cao,... có xu hướng dễ bị tự ái hơn số đông, vậy nên nếu không dùng những từ ngữ khéo léo và đúng tông giọng, đối phương sẽ rất dễ bị tự ái và thiếu tiếp thu.

Nếu có thể, hãy chọn cách góp ý trực tiếp 1:1 thay vì góp ý trước đám đông để giữ thể diện cho đối phương bạn nhé. Một cách thủ thỉ tình cảm nữa thì càng tuyệt hơn!

Hãy chọn cách góp ý trực tiếp 1:1 thay vì góp ý trước đám đông để giữ thể diện cho đối phương bạn nhé!

Bạn cũng sẽ cần chú ý cả về giọng nói và cách nói chuyện khi góp ý. Cách tốt nhất là bạn hãy nói với tông giọng vừa đủ nghe, hòa nhã, có thẻ xen vào một số câu đùa để xoa dịu bầu không khí. Khi góp ý, bạn đừng nên áp đặt quan điểm cá nhân hay thậm chí là "định kiến" của mình để phán xét đối phương mà hãy thật khách quan, công bằng, cân nhắc đến cảm xúc của họ.

3. Góp ý bằng tất cả sự chân thành

Có thể câu từ của bạn chưa được khéo léo, nhưng nhờ sự chân thành, chắc chắn đối phương sẽ cảm nhận được tấm lòng của bạn và hiểu rằng: "Người này thực sự muốn tốt cho mình". Từ đó, lời góp ý của bạn chắc chắn sẽ được ghi nhận và để tâm.

Đừng bao giờ sợ bị đánh giá, hãy cứ nói bằng sự chân thành vì nếu sử dụng ngôn từ đúng cách, lời nói sẽ trở thành một "vũ khí" cực kỳ lợi hại và chắc chắn đối phương sẽ cảm nhận được!

Nhờ sự chân thành, chắc chắn đối phương sẽ cảm nhận được tấm lòng của bạn

Những lời góp ý xây dựng giúp người khác tốt đẹp hơn và đồng thời giữ lại được những mối quan hệ chất lượng trong cuộc sống. Chớ vì cảm thấy "chướng tai gai mắt" nên nói thẳng những gì mình nghĩ một cách đầy cảm quan và phán xét, bạn sẽ làm tổn thương đối phương lắm đấy

Thu Trang (Tổng hợp)

Ảnh: Sưu tầm

.

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Động tác tập luyện đơn giản giúp vòng 1 săn chắc (phần 2)