Trung thu đừng làm những điều này, may mắn sẽ đến
Tin liên quan
Tết Trung thu rơi vào ngày 15 tháng 8 âm lịch hàng năm, thuật ngữ “Tết Trung thu” lần đầu tiên xuất hiện trong cuốn sách Chu Lễ đọc là “Trọng Thu” tượng trưng cho giữa mùa thu, sau đổi thành “Tết Trung thu”. Mãi đến thời nhà Đường, Tết Trung thu mới xuất hiện và đã trở thành một lễ hội cố định, dần dần có ghi chép về việc thưởng trăng vào Trung thu, phong tục Tết Trung thu mãi đến thời nhà Tống, Minh, Thanh mới được hình thành đầy đủ.
Văn hóa Trung Hoa lưu truyền 3 câu chuyện liên quan đến sự tích Tết Trung thu là: Hằng Nga, Hậu Nghệ và vua Đường Minh Hoàng lên cung trăng. Trong khi đó, nguồn gốc Tết Trung thu ở Việt Nam từ lâu đã gắn với hình ảnh chú Cuội, cây đa trong truyện cổ tích.
Ngoài ra, sử sách còn ghi nhận rằng vào mùa thu tháng Tám, khi việc gieo trồng hoàn thành, tiết trời dịu mát là thời điểm lý tưởng để người dân Lạc Việt mở hội, trai gái gặp gỡ, giao duyên. Dịp lễ hội này còn gợi nhắc về ngày vua Lý tạ ơn thần Rồng đã mang mưa đến, giúp mùa màng bội thu, đem lại sự ấm no, sung túc.
Bên cạnh đó, mọi người cũng nên lưu ý một số điều cấm kỵ liên quan đến hoạt động mặt trăng tròn đã được truyền bá từ xa xưa. Mặc dù chúng bị nhiều người hiện đại coi là mê tín nhưng cũng có nhiều người giữ quan điểm “thà tin rằng chúng tồn tại còn hơn là tin rằng chúng không tồn tại” hay “có thờ có thiêng có kiêng có lành”. Và thường thì chúng ta sẽ không bao giờ sai lầm nếu có thái độ tôn trọng văn hoá truyền thống.
Dưới đây là những điều cấm kỵ mà mọi người nên chú ý trong dịp vui chơi Tết Trung thu.
1. Đàn ông không bái trăng, đàn bà không tế Táo Quân
Trong ghi chép về những năm Yên Kinh thời nhà Thanh của Phá Sát Đôn Sùng có đoạn: “Ngày Trung thu có nhiều người đàn ông không bái trăng. Vì thế tục ngữ kinh thành có câu ‘nam bất bái Nguyệt, nữ bất tế Táo’ – tức là đàn ông không bái trăng, đàn bà không tế Táo Quân”.
Vì mặt trăng thuộc tính nữ, là đại diện của âm nhu, còn Táo Quân là biểu hiện cho dương cương của nam thần. Vì vậy, từ xa xưa đã có câu nói đàn ông không thờ âm và đàn bà không thờ dương để tránh xung sát.
Về vấn đề này, người ta cho rằng, những người đàn ông thờ mặt trăng dễ bị khó chịu về thể chất, hoặc bị ảnh hưởng bởi lực hấp dẫn của mặt trăng, dẫn đến chất lượng giấc ngủ kém.
2. Không trêu chọc con thỏ
Theo tín ngưỡng dân gian, Hằng Nga khi còn ở thế giới loài người rất yêu thích thỏ nên khi thăng thiên đã đưa theo thỏ lên cung trăng. Tết Trung Thu còn gọi là Tết Thỏ. Vì vậy, người nuôi thỏ vào dịp Trung thu nên đối xử nhẹ nhàng với thỏ.
3. Không đi biển, hay ra ven sông
Ngày Tết Trung thu trái đất sẽ bị ảnh hưởng lớn bởi lực hấp dẫn của mặt trăng. Theo đó thủy triều cũng sẽ thay đổi khiến gió và sóng trong Tết Trung thu sẽ mạnh hơn ngày bình thường. Vì lý do an toàn, mọi người nên dời lại vài ngày và hạn chế vui chơi ở gần bãi biển trước và sau Tết Trung thu.
4. Phụ nữ mới sinh hoặc sảy thai tránh ra ngoài vào ban đêm
Người ta quan niệm, với phụ nữ mới sinh hoặc sảy thai thì tránh ra ngoài vào ban đêm và không nên ngồi ngoài phá cỗ. Ban đêm, âm khí thường rất nặng do đó, những phụ nữ mới sinh thường yếu hơn người bình thường do đó, nên hạn chế ra ngoài. Hơn nữa, thời tiết ban đêm nhiệt độ thấp hơn ban ngày dễ gây nhiễm lạnh.
5. Khi thưởng thức bánh trung thu và trái cây dịp Trung thu, tránh không vo tròn
Tết Trung thu nhấn mạnh đến sự “tròn đầy, viên mãn”, và ai cũng thích đoàn tụ. Vì vậy, khi ăn Tết Trung thu, dù đang thưởng thức bánh trung thu hay cúng thần linh và tổ tiên thì bạn cũng nên cố gắng chọn những loại bánh trái tròn trịa, tránh ăn những chiếc bánh có góc cạnh, là biểu tượng không may mắn.
6. Đừng chỉ tay vào mặt trăng
Tết Trung Thu cũng là Tết Trăng. Truyền thuyết kể rằng Hằng Nga, Thỏ Ngọc và người thợ đốn củi Ngô Cương (hay cũng chính là Chú Cuội xuất hiện trong thần thoại dân gian Việt Nam) sống trên mặt trăng. Để tránh việc bất kính với thần linh, không nên chỉ thẳng vào mặt trăng.
Ngoài ra, người dân còn phổ biến rằng nếu chỉ vào mặt trăng sẽ bị trừng phạt hoặc bị cắt tai.
6. Con gái không nên để tóc che trán
Hình dáng vầng trán của người con gái giống như hình mặt trăng. Người xưa ví vầng trán là cung nguyên thần của tính nữ, và Tết Trung thu là lễ hội dành cho phụ nữ. Vì vậy, vào dịp Trung thu, các cô gái nên vén tóc mái để lộ vầng trán để gắn kết với thần mặt trăng, để nhận được sự gia trì và vận đào hoa.
7. Đừng ngắm trăng dưới cây đa hoặc ở nơi tối tăm
Mặt trăng tròn khuyết và Tết Trung đều theo lịch âm, nên người ta cũng tin rằng, dưới gốc cây đa cũng là nơi có âm khí nặng. Vì vậy, nếu muốn ngắm trăng trong dịp Trung thu, không nên tổ chức ở nơi âm u ở dưới gốc cây để tránh gây khó chịu.
8. Tránh bơi vào ban đêm
Trăng tròn thường rất sáng, hình ảnh của mặt trăng sẽ phản chiếu trên mặt nước. Để tránh bất kính với thần mặt trăng, việc bơi lội ngoài trời vào thời điểm này là không thích hợp.
Nắng (Tổng hợp/ Theo Secretchina)
Ảnh: Sưu tầm
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất