Biết tự nhìn nhận và suy xét lại mình mới có thể đi xa
Tin liên quan
Câu chuyện bà cụ và bức tường sụp đổ
Một bà cụ ngày ngày quan sát một bức tường rất cao trước nhà, bà luôn cảm thấy rằng bức tường sẽ sớm sụp đổ. Thấy có người qua lại, bà ân cần nhắc nhở: "Tường sắp đổ rồi, mau tránh đi". Người qua đường phớt lờ lời nhắc nhở của bà, bức tường vẫn không hề đổ.
Bà cụ giận lắm: "Sao mọi người không nghe lời tôi, bức tường này sắp đổ rồi!".
Đến ngày thứ tư, cảm thấy có lẽ mình đã suy nghĩ quá nhiều, bà cụ đã quyết định chui xuống gầm tường và quan sát cẩn thận. Thế nhưng đúng lúc này, bức tường đột nhiên đổ xuống, bà cụ bị vùi lấp.
Bài học rút ra:
Trong cuộc sống của chúng ta, rủi ro vẫn luôn tồn tại. Nhưng trong nhiều trường hợp, chúng ta nhắc nhở tới người khác thì dễ, còn tự nhắc nhở bản thân lại rất khó. Hiểm nguy xảy đến thường vì sự lơ là và chủ quan.
Câu chuyện thiên tài và Thần Chết
Một thiên tài biết được rằng Thần Chết đang kiếm tìm anh ta. Để tự cứu chính mình, anh ta đã sử dụng công nghệ nhân bản để tạo nên 12 bản sao của chính mình.
Sau khi Thần Chết đến, phải đối mặt với 13 người đàn ông giống hết nhau, ngài không thể phân biệt được đâu mới là người thật. Vì vậy, Thần Chết đành bỏ đi.
Nhưng không mất nhiều thời gian để Thần Chết tìm ra được người cần tìm.
Ông gọi 13 người lại và nói với họ:
"Anh quả là thiên tài, có thể sao chép ra nhiều bản sao gần như hoàn hảo. Nhưng thật đáng tiếc, tôi vẫn tìm thấy một chút sai sót trong tác phẩm của anh".
Thần Chết chưa kịp dứt lời, thiên tài đã bật dậy và lớn tiếng: "Điều này là không thể, kỹ thuật chuyên môn của tôi là hoàn hảo! Sai sót ở đâu được?".
"Chính là anh!", Thần Chết liền đưa anh ta đi ngay.
Bài học rút ra: Mọi người ai cũng mong muốn được khẳng định bản thân nhưng lại thường sợ bị phán xét và bị đánh giá thấp. Chúng ta có thể vui vẻ khi nhận được lời ngợi khen từ người khác, nhưng không thể bình tĩnh đón nhận lời chỉ trích. Đôi khi một câu nhận xét đơn giản cũng có thể xé toạc mọi lớp nguỵ trang của một người.
Câu chuyện người chủ tiệm vải và cây thước đo "gian lận"
Ở tiệm may nọ, người chủ tiệm vải luôn dùng chiếc thước ngắn hơn chiếc thước tiêu chuẩn để kiếm nhiều tiền hơn. Một ngày nọ, gã tình cờ gặp một nhà sư và được giảng giải về đạo Phật. Gã bỗng cảm thấy lương tâm cắn rứt, vì thế quyết định từ bỏ việc dùng thước đo ngắn để "gian lận" như trước đây, chỉ kiếm những đồng tiền chân chính.
Nhưng gã lại thấy băn khoăn và muốn xem thước đo của tiệm vải bên kia đường có chuẩn không. Vì vậy gã đã sang tiệm vải đối diện và tranh thủ lúc chủ cửa tiệm bận buôn bá, lấy một chiếc thắt lưng nhỏ ra để lén đo thước.
Quay trở lại đối chiếu với chiếc thước chuẩn ở nhà, gã nhận ra chiếc thước của cửa hàng đối diện thậm chí còn ngắn hơn chiếc thước đo gian lận của gã. Gã chợt nghĩ: "Hoá ra mình còn có lương tâm hơn ông ta rồi, sao phải tự trách mình chứ?".
Sau đó bỏ lương tâm qua một bên, gã bắt đầu sử dụng lại cây thước đo ngắn để gian lận tiền của người khác như trước đây.
Bài học rút ra: Khi con người ta mắc sai lầm, chúng ta thường vô thức nhìn sang người khác. Miễn là người khác mắc phải sai lầm tương tự ta, chúng ta sẽ cảm thấy mình bớt xấu xa và tội lỗi hơn. Một khi bạn thấy ai đó có lỗi nhiều hơn lỗi của chính bạn, bạn sẽ trở nên thoải mái hơn và thôi nhận lỗi về mình.
Câu chuyện của 4 đệ tử thiền
Có 4 đệ tử thiền nọ cùng nhau thiền suốt đêm, tất cả đã cùng thoả thuận sẽ chuyên tâm thiền định, nhất quyết không phân tâm hay nói chuyện.
Trong phòng chỉ có một ngọn đèn dầu mờ ảo, rất vắng vẻ. Đến nửa đêm, ngọn đèn dầu cháy càng ngày càng ít, dầu sắp cạn. Lúc này, một cơn gió bất chợt thổi qua khiến ngọn đèn chập chờn, gần như tắt.
"Ôi, đèn sắp bị thổi tắt rồi!", một trong bốn người lo lắng thốt lên. Thiền đường vốn tĩnh lặng, tiếng nói của anh ta vang lên chói tai.
Một đệ tử khác ngồi cạnh liền buông lời mắng: "Chúng ta đang chuyên tâm ngồi thiên, sao anh lại nói?".
Lời trách móc này của anh ta liền gây ra một sự bất mãn khác: "Anh có thể yên lặng được không?".
Lúc này, học viên thứ tư khẽ mỉm cười và nói với chính mình: "Thật may, tôi là người duy nhất không phạm giới".
Bài học rút ra: Như câu nói: "Người ngoài cuộc thì tỏ, người trong cuộc thì u mê", một trong những sai lầm phổ biến nhất của con người là coi mình là trung tâm và chỉ biết nhìn vấn đề từ góc nhìn của riêng mình. Thật dễ dàng để nhận ra lỗi lầm của người khác, nhưng để phát hiện và đối diện với lỗi lầm của chính mình mới là điều khó hơn cả.
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất