Kính nghiệp là gì? Tầm quan trọng của kính nghiệp và cách ứng dụng kính nghiệp trong cuộc sống
Tin liên quan
Người ta có hàng tá lý do để chán ghét công việc mình đang làm. Có thể vì áp lực công việc, không phải công việc mình yêu thích hoặc vì công việc quá nhàm chán. Họ quên mất rằng chính họ đã chọn công việc đó, ngoài ra họ cũng chẳng biết làm việc gì khác và họ vẫn cần nguồn thu nhập để nuôi sống bản thân và gia đình. Nhưng liệu chúng ta có thể nhìn công việc với một khía cạnh tích cực hơn?
Kính nghiệp là gì?
Kính nghiệp là một khái niệm xuất phát từ Phật giáo, dùng để chỉ thái độ tôn trọng và đề cao (kính) đối với công việc (nghiệp) của mỗi người đang làm. "Kính" có nghĩa là sự tôn kính, tôn trọng; "Nghiệp" ở đây là nghiệp báo, những hành động mà con người đã và đang tạo ra trong cuộc sống này.
Kính nghiệp ám chỉ việc mỗi người cần có thái độ nghiêm túc và trân trọng đối với nghiệp lực mình đã tạo ra, dù tốt hay xấu. Đây là một thái độ quan trọng giúp mỗi người phát triển sự nghiệp và đạt được thành công trong công việc.
Định nghĩa kính nghiệp là gì?
Nguồn Gốc Và Ý Nghĩa Của Kính Nghiệp
Trong Phật giáo, nghiệp được hiểu là những hành động, lời nói và suy nghĩ mà mỗi người thực hiện, và những nghiệp này sẽ quyết định tương lai của họ. Nghiệp có thể là nghiệp tốt (thiện nghiệp) hoặc nghiệp xấu (ác nghiệp). Kính nghiệp nghĩa là mỗi cá nhân cần nhìn nhận và trân trọng nghiệp mình đã tạo ra, từ đó rút ra bài học và sửa đổi bản thân.
Thái độ kính nghiệp giúp con người sống có trách nhiệm hơn với cuộc sống, nhận thức rõ ràng về tác động của hành vi đối với tương lai của chính mình.
Các Loại Nghiệp Trong Phật Giáo
Trong Phật giáo, nghiệp được chia thành nhiều loại, dưới đây là các loại nghiệp phổ biến:
Thiện Nghiệp
Thiện nghiệp là những hành động tốt, mang lại phúc đức và lợi ích cho bản thân và người khác. Những ai tạo nhiều thiện nghiệp sẽ có cuộc sống tốt đẹp, viên mãn hơn.
Ác Nghiệp
Ác nghiệp là những hành động xấu, gây hại đến bản thân và người khác. Ác nghiệp có thể dẫn đến những hậu quả tiêu cực trong cuộc sống, khiến người gây ác nghiệp chịu khổ.
Trung Nghiệp
Trung nghiệp không phải là nghiệp tốt hay xấu, mà là những hành động mang tính trung lập, không có nhiều tác động lớn tới cuộc sống hay sự nghiệp của một cá nhân.
Tầm Quan Trọng Của Kính Nghiệp
Kính nghiệp có vai trò quan trọng trong việc hướng con người tới cuộc sống tích cực và phát triển toàn diện. Khi chúng ta kính nghiệp, chúng ta sẽ nhận ra trách nhiệm của mình đối với cuộc sống, từ đó có thể tạo ra những thay đổi tích cực cho bản thân và xã hội.
- Tạo Động Lực Làm Việc: Khi bạn kính nghiệp, bạn sẽ có động lực làm việc chăm chỉ và cống hiến hết mình cho công việc.
- Nâng Cao Chất Lượng Công Việc: Thái độ kính nghiệp giúp bạn chú trọng đến từng chi tiết nhỏ, từ đó nâng cao chất lượng công việc.
- Xây Dựng Uy Tín Cá Nhân: Người có thái độ kính nghiệp thường được đồng nghiệp và cấp trên tôn trọng, từ đó xây dựng uy tín cá nhân trong môi trường làm việc.
- Giúp Con Người Nhận Diện Và Cải Thiện Nghiệp Lực: Nhờ kính nghiệp, mỗi cá nhân có thể nhận ra những nghiệp xấu mình đã tạo ra và tìm cách để thay đổi, cải thiện hành vi và lối sống.
- Mang Lại Bình An Và Hạnh Phúc: Khi sống kính nghiệp, con người có thể hiểu rõ và chấp nhận những khó khăn, thử thách trong cuộc sống, từ đó sống an nhiên hơn. Kính nghiệp giúp con người biết tôn trọng những thành quả mình đạt được, đồng thời sẵn sàng đối mặt với những gì mình phải trải qua.
Lợi Ích Của Kính Nghiệp
- Phát Triển Sự Nghiệp: Thái độ kính nghiệp giúp bạn phát triển sự nghiệp một cách bền vững và lâu dài.
- Tạo Ra Giá Trị Cho Xã Hội: Khi bạn làm việc với tinh thần kính nghiệp, bạn không chỉ tạo ra giá trị cho bản thân mà còn đóng góp vào sự phát triển của xã hội.
- Cải Thiện Mối Quan Hệ Công Việc: Thái độ kính nghiệp giúp bạn xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp và cấp trên.
Biểu Hiện Của Kính Nghiệp
- Kính Tổ Nghề: Tôn trọng và biết ơn những người đã sáng lập và phát triển ngành nghề mà bạn đang theo đuổi.
- Chăm Chỉ Học Hỏi: Luôn nỗ lực học hỏi và nâng cao kiến thức, kỹ năng để đáp ứng yêu cầu công việc.
- Tận Tâm Với Công Việc: Làm việc với tinh thần trách
Cách Rèn Luyện Thái Độ Kính Nghiệp
- Tự Đánh Giá Bản Thân: Thường xuyên tự đánh giá và cải thiện bản thân để phù hợp với yêu cầu công việc.
- Học Hỏi Từ Người Khác: Học hỏi từ đồng nghiệp, cấp trên và những người thành công trong lĩnh vực của bạn.
- Đặt Mục Tiêu Rõ Ràng: Đặt ra những mục tiêu cụ thể và nỗ lực đạt được chúng.
Ứng Dụng Của Kính Nghiệp Trong Phong Thủy Và Tử Vi
Kính nghiệp không chỉ là triết lý sống mà còn được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực như phong thủy và tử vi, nhằm giúp con người hướng đến cuộc sống cân bằng và hòa hợp hơn.
Kính Nghiệp Trong Tử Vi
Trong tử vi, kính nghiệp giúp con người thấu hiểu mệnh số của mình, từ đó có những lựa chọn và hành động phù hợp để tạo nghiệp tốt và tránh nghiệp xấu. Kính nghiệp giúp nhìn nhận một cách sâu sắc về vận mệnh và cách vượt qua những thử thách trong cuộc đời.
Kính Nghiệp Trong Phong Thủy
Trong phong thủy, kính nghiệp có thể được ứng dụng để cải thiện vận may, tạo sự hài hòa trong không gian sống và làm việc. Tôn trọng quy luật tự nhiên và nghiệp báo sẽ giúp con người tạo ra sự thịnh vượng và bình an.
Làm Thế Nào Để Sống Kính Nghiệp?
Kính nghiệp không chỉ là hiểu và chấp nhận nghiệp lực mà còn là việc áp dụng các nguyên tắc sống một cách có ý thức. Dưới đây là một số cách để sống kính nghiệp:
Thực Hành Tâm Từ Bi
Tâm từ bi giúp con người thực hiện những hành động thiện lành, giảm bớt ác nghiệp và tạo điều kiện để tích lũy phước đức.
Học Cách Chấp Nhận Nghiệp Lực
Chấp nhận nghiệp lực không phải là đầu hàng số phận, mà là hiểu rằng mọi việc xảy ra đều có nguyên nhân và từ đó thay đổi cách sống để tạo nghiệp tốt.
Hành Thiện Tích Đức
Một trong những cách để sống kính nghiệp là luôn làm điều tốt, giúp đỡ người khác và tạo ra những ảnh hưởng tích cực cho cộng đồng.
Thái độ kính nghiệp dù làm bất kỳ công việc gì
Ở gần ký túc xá tôi từng sống thời đại học, có một cặp vợ chồng làm công việc sửa giày, túi da cho khách. Có thể với nhiều người đây chỉ là công việc tẻ nhạt, cả ngày tay chân lấm lem. Thế mà tôi thấy anh chị đã gắn bó với nghề này cũng ngót mười mấy năm trời, có thể còn lâu hơn nữa. Ít nhất là từ khi tôi còn là sinh viên, đến khi đã ra trường cả chục năm vẫn thấy anh chị làm công việc ấy, ở cửa tiệm nhỏ ấy. Điều khiến tôi ấn tượng là anh rất tâm huyết với công việc của mình. Mỗi khi cầm một chiếc giày của khách, ăn ngắm nghía, sờ nắn và biết đôi nào là da tốt, đôi nào là hàng giả. Anh cũng thường tư vấn cho khách cách sửa thế nào để đôi giày trở nên vừa vặn và thẩm mỹ nhất. Không biết đây có phải công việc anh yêu thích không nhưng tôi thấy anh rất gắn bó và có trách nhiệm với công việc của mình.
Chính hình ảnh anh thợ sửa giày cặm cụi làm công việc của mình đã cho tôi một ý niệm về thái độ kính nghiệp dù bạn làm bất kỳ công việc gì.
Trước khi trở thành ngọc nữ màn ảnh và làm dâu hào môn, Tăng Thanh Hà từng có tuổi thơ nghèo khó, cơ cực. Cuộc đời của cô như bước sang trang mới khi bén duyên với điện ảnh. Ở tuổi hai mươi, cô đã gặt hái nhiều thành công mà người khác ao ước. Trong một bài phỏng vấn, phóng viên đặt câu hỏi: “Giới người mẫu, diễn viên vẫn hay kêu ca thu nhập không đủ cho họ trang trải cuộc sống, nhưng với chị có vẻ như mọi chuyện ngược lại?”
Tăng Thanh Hà đã trả lời: “Thiếu hay đủ cũng do mình mà ra. Người xưa chẳng có câu "Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm" đó sao? Ai nói nghề này thu nhập thấp chứ, tôi nghĩ ngược lại. Người ta làm cả tháng trời mới được 2 - 3 triệu đồng trong khi mình chỉ đứng chụp hình có một tiếng đã được 200 USD. Như thế sao gọi là thấp? Cái chính là xài thế nào thôi chứ không phải kiếm được bao nhiêu tiền.”
Khi con đường nghệ thuật đang trên đà phát triển, Tăng Thanh Hà quyết định sang Singapore du học ngành Quản lý khách sạn. Cô chia sẻ rằng diễn xuất là đam mê của cô nhưng không thể coi là công việc kiếm cơm được, cô vẫn cần một nghề khác ổn định hơn. Sau này, khi cô đã kết hôn và tạm dừng hoạt động nghệ thuật để tập trung cho gia đình và công việc kinh doanh, tên tuổi của cô vẫn chưa bao giờ hết hot. Có lẽ do cái tâm kính nghiệp nên dù cô làm công việc gì cũng gặt hái thành công.
Trong Friends, Rachel từng bắt đầu cuộc sống tự lập với công việc bồi bàn. Cô vốn là tiểu thư nhà giàu, quen tiêu xài bằng tiền của bố và chẳng có nghề ngỗng gì cả. Chính vì thế cô phải chấp nhận một công việc tay chân, không đòi hỏi bằng cấp. Công bằng mà nói, cô là một bồi bàn tệ, vụng về và thường xuyên nhầm lẫn khi phục vụ khách. Bù lại, cô làm việc khá chăm chỉ và cũng cố gắng trong khả năng của mình.
Rachel biết mình không thể làm bồi bàn mãi nên đã tìm một công việc khác trong ngành thời trang. Bao nhiêu lần tìm việc mỏi mòn và bị từ chối, cô mới được làm công việc mình yêu thích và đúng sở trường. Cô đã làm việc chăm chỉ và bồi đắp kiến thức trong công việc. Rachel từ một nhân viên bình thường đã vươn lên vị trí quản lý, được những hãng thời trang lớn như Ralph and Lauren, thậm chí cả Gucci săn đón với mức lương cao.
Như thế nào là thái độ không kính nghiệp?
Có thể kể đến trường hợp của diễn viên Thương Tín. Ở thời kỳ đỉnh cao của danh tiếng và sự nghiệp, ông đã đốt tiền trong những cuộc ăn chơi, thú tiêu khiển, mua sắm xa xỉ. Để rồi ở tuổi ngoại lục tuần, ông trở thành một diễn viên hết thời, ăn mày quá khứ, sống nhờ vào tình thương của khán giả nhưng lại quay lưng trở mặt với chính người đã giúp đỡ mình. Thế nhưng khi trả lời phỏng vấn trên báo về cuộc đời mình, ông lại nói: “Nếu bây giờ cho tôi chọn lại, tôi sẽ không làm diễn viên mà làm nghề khác. Tôi hết đam mê rồi. Thực tế nghề này phũ phàng, bầm dập quá. Giá như ngày trước tôi đừng làm diễn viên mà đi làm ăn buôn bán thì giờ khá hơn.
Với những nghệ sĩ giàu có, họ có bao giờ cam đoan chỉ giàu nhờ làm nghệ thuật chân chính không? Chắc chắn họ phải làm những nghề tay trái khác nhưng họ giấu, và nhờ những nghề đó đem lại tiền bạc cho họ, chứ chỉ làm nghệ thuật chân chính như chúng tôi thì nghèo đói, khổ sở, tiền đâu ra mà sống…”
Rõ ràng tất cả những gì ông có, từ danh tiếng, tiền bạc đều đến từ nghiệp diễn. Khi đã hết thời, ông vẫn ăn mày quá khứ mà, bám víu vào sự thương hại của khán giả để sống. Ông tán gia bại sản cho ăn chơi, cờ bạc chứ đâu phải vì nghề bạc với ông.
Biết yêu nghề kính nghiệp thì nghề chẳng phụ người
Có lần tôi nghe một người đồng nghiệp nói rằng sau này khi nghỉ việc ở công ty, chị sẽ làm một ngành nghề khác, tránh xa chữ nghĩa, viết lách, biên tập cho đỡ… đau đầu. Nhưng khi hỏi chị định làm gì thì chị bảo chưa biết, chị vẫn đang làm công việc đó và chưa hề nghỉ việc.
Là một người cùng ngành với chị, thú thật có những lúc tôi cũng có suy nghĩ tương tự. Tôi đã nghĩ đến việc học một lĩnh vực mới để đổi nghề, hoặc kinh doanh buôn bán gì đó để có thu nhập tốt hơn. Nhưng rồi tôi tự hỏi, mình đã sẵn sàng thử thách với lĩnh vực mới hay chỉ muốn có sự đảm bảo hơn về tài chính và muốn chạy thoát khỏi thực tại?
Công việc nào cũng có sự vất vả, khó khăn riêng, nghề làm nội dung cũng không ngoại lệ. Tốn nhiều thời gian, công sức, chất xám là điều tất yếu. Nhưng đôi khi chúng tôi còn chẳng được trả giá xứng đáng cho những gì mình đã bỏ ra. Chuyện được trả thù lao thấp, chậm thanh toán, thậm chí bị bùng luôn là chuyện vẫn thường xảy ra. Có lẽ những khó khăn này những người làm nghề khác cũng gặp phải chứ không chỉ người làm nội dung.
Nhưng dù thế nào, sáng tạo nội dung vẫn là công việc tôi yêu thích nhất, có thể làm tốt nhất và mang lại nguồn thu nhập ổn định. Trong công việc, tôi cũng từng gặt hái nhiều quả ngọt chứ không chỉ toàn trái đắng. Ít ra, tôi thấy mình vẫn được làm công việc đúng với thế mạnh của mình và có thu nhập tốt hơn nhiều người làm việc tay chân vất vả ngoài kia.
Vậy nên, sau này tôi luôn nhắc nhở bản thân dù làm bất kỳ công việc nào cũng nên giữ một thái độ tôn trọng và có trách nhiệm. Nếu cảm thấy công việc không còn phù hợp, hãy tìm một lối đi khác, như Tăng Thanh Hà, hay như Rachel trong Friends, thay vì tìm cách đổ lỗi cho công việc. Người biết yêu nghề kính nghiệp thì nghề sẽ chẳng phụ người.
Tóm lại
Kính nghiệp là một khái niệm quan trọng giúp con người hiểu rõ về cuộc sống và cách sống có trách nhiệm với bản thân và xã hội. Khi sống kính nghiệp, con người sẽ trở nên nhân ái hơn, chấp nhận và đối mặt với cuộc đời một cách bình an
Kính nghiệp là một thái độ quan trọng mà mỗi người cần rèn luyện để đạt được thành công trong công việc và cuộc sống. Kính nghiệp không chỉ giúp chúng ta tránh tạo thêm ác nghiệp mà còn mở ra con đường để tích lũy phước đức, xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn. Hãy luôn xem trọng và đề cao công việc của mình, từ đó tạo ra giá trị cho bản thân và xã hội.
I Am NGA
Ảnh: Sưu tầm
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất