Làm thế nào để tránh bị kiệt sức khi chuyển đổi giữa các công việc?
Tin liên quan
Chuyển đổi giữa các công việc là khoảng thời gian chúng ta cảm thấy hoài nghi, kiệt quệ và hiệu quả công việc giảm sút. Mặc dù có thể ngăn chặn, nhưng chúng ta đều có nguy cơ mắc phải nó. Bạn nên ưu tiên các nhu cầu về sức khỏe thể chất và tinh thần trong khoảng thời gian này. Hãy để Emdep bật mí cách giúp bạn giảm thiểu căng thẳng và tối đa hóa thời gian nghỉ ngơi nhé!
Lên kế hoạch cho một ngày của bạn
Mặc dù mỗi ngày trôi qua đều khác nhau, nhưng việc có kế hoạch cho một ngày giúp bạn chủ động chuyển đổi giữa các hoạt động mà không bị choáng ngợp hay quá tải. Mặt khác, bạn vẫn nên ưu tiên sắp xếp thời gian cho các hoạt động quan trọng như: tập thể dục, dành thời gian cho gia đình, bạn bè,...
Với những người thất nghiệp, hoặc ở nhà nuôi dạy con cái, thì việc lên lịch cho các công việc trong ngày giúp bạn có động lực và mục đích hơn. Ngay cả khi việc đó chỉ đơn giản là duỗi chân, viết nhật ký hoặc nghe nhạc, podcast. Có một số ý tưởng để hình thành nên thời gian chuyển tiếp trong ngày của bạn như:
Hãy bắt đầu ngày mới bằng một việc bạn dễ hoàn thành
Đó có thể là dọn giường, tập hít thở, hoặc yoga. Nhiều nghiên cứu cho thấy: chúng ta ưa thích các thói quen, đặc biệt chúng có thể làm phong phú cho cuộc sống. Một khi chúng ta tạo càng nhiều thói quen, ta càng dễ dàng tập trung và phục hồi.
Tạo không gian làm việc
Ngay cả khi bạn sống trong một không gian nhỏ, tạo ra một khu vực làm việc riêng biệt sẽ giúp bạn cân bằng cảm xúc tốt hơn. Điều đó còn giúp bạn rèn luyện tâm trí của mình để chuyển đổi giữa chế độ làm việc và nghỉ ngơi.
Hãy tắt máy tính xách tay, bật chế độ không làm phiền trên điện thoại
Hành động này báo hiệu kết thúc một ngày làm việc của bạn. Tắt màn hình vào cuối ngày có thể giúp chúng ta cải thiện tâm trạng và giảm thiểu sự căng thẳng. Từ đó, chúng ta dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.
Tại sao trong giai đoạn chuyển đổi công việc cần tập trung giải quyết các vấn đề về sức khỏe tinh thần?
Nhà thơ Rabindranath Tagore từng nói: "Nếu bạn rơi nước mắt khi bỏ lỡ ánh mặt trời, bạn cũng sẽ bỏ lỡ những vì sao." Có rất nhiều người chìm đắm quá lâu trong những thất bại và đau khổ trong quá khứ, khó thoát ra được. Nhưng thời gian quý báu vẫn cứ lặng lẽ trôi đi. Cảm giác tiếc nuối hụt hẫng, những vết thương trong quá khứ rồi cũng sẽ thành ký ức. Đừng để chúng trở thành gánh nặng, thành vật trở ngại của bạn.
Còn trong thời hiện đại, nhà tâm lý học Rabin có nói: “Khi chúng ta đã quá tải và kiệt sức, bộ não của chúng ta sẽ phản đối sự thay đổi. Nó xem đó là sự mới mẻ và khác biệt với trước đây. Vì vậy, suy nghĩ đến việc thay đổi những thói quen cũ, kém lành mạnh hơn hoặc nỗ lực thực hiện quá trình tự chữa lành thực sự rất khó khăn. Nhưng đây là điều cần thiết để giúp chúng ta đối phó và phục hồi sau căng thẳng.”
Ông cho biết tập thể dục, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, luyện tập hít thở giúp chúng ta có nhiều năng lượng, kiểm soát tốt lối sống lành mạnh, bền vững hơn. Quan trọng nhất chúng ta có được điều đấy là nhờ sự cố gắng của bản thân.
Hy vọng thông qua bài viết, bạn sẽ biết mình cần làm những gì và có bao nhiêu thời gian cho từng đầu việc. Từ đó, việc còn lại chỉ là tập trung cao độ để hoàn thành chúng. Bằng cách này, những cảm xúc lo âu, áp lực, rối trí và cả thất vọng đã bị đẩy lùi để dường chỗ cho sự tận hưởng của bạn mà thôi.
Đông Miên (Tổng hợp)/ Tham khảo Well Mind
Ảnh: Sưu tầm
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất