Sữa chua bổ dưỡng, tốt cho tiêu hóa nhưng không nên ăn chung cùng các thực phẩm này
Tin liên quan
Sử dụng sữa chua thường xuyên có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như bảo vệ hệ tiêu hóa, hỗ trợ giảm cân, và làm đẹp da. Tuy nhiên, việc kết hợp sữa chua với một số thực phẩm không hợp lý có thể gây ra vấn đề sức khỏe.
Danh sách những thực phẩm bạn nên tránh khi ăn sữa chua
1. Thịt đã qua chế biến
Khi kết hợp sữa chua với các món thịt đã qua chế biến, bạn có nguy cơ tiêu thụ nhiều nitrat, có thể tạo ra axit nitric khi kết hợp với axit hữu cơ trong sữa chua. Điều này làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư. Nếu muốn thưởng thức cả hai, hãy đảm bảo để cách nhau ít nhất 1 giờ.
2. Chuối và xoài
Dù sữa chua trái cây rất được yêu thích nhưng việc kết hợp sữa chua với chuối có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa, đặc biệt với những người có hệ tiêu hóa nhạy cảm. Tương tự, việc kết hợp sữa chua có đường với xoài không được khuyến khích vì tính chất đối lập của chúng có thể gây dị ứng da hoặc phát ban.
3. Thuốc
Ăn sữa chua ngay sau khi uống thuốc có thể làm giảm hiệu quả của thuốc và khiến dạ dày tiết nhiều axit, dễ dẫn đến viêm loét. Để bảo vệ sức khỏe, không nên kết hợp sữa chua với thuốc.
4. Đậu nành
Mặc dù đậu nành là thực phẩm giàu dinh dưỡng, việc kết hợp với sữa chua có thể làm giảm khả năng hấp thụ canxi của cơ thể. Điều này có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt canxi và ảnh hưởng đến sức khỏe xương khớp.
5. Thực phẩm nhiều dầu
Các món ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ như khoai tây chiên, xúc xích không nên kết hợp với sữa chua. Sự kết hợp này có thể làm chậm quá trình tiêu hóa và gây đầy bụng, khó tiêu.
6. Cá
Dù cả sữa chua và cá đều chứa nhiều protein, việc kết hợp chúng có thể gây khó tiêu và các vấn đề về dạ dày. Nên tránh kết hợp hai loại thực phẩm này cùng lúc.
7. Hành tây
Hành tây có tính nóng trong khi sữa chua lại có tính lạnh. Sự kết hợp này có thể gây ra các triệu chứng như dị ứng da, phát ban hoặc vẩy nến. Để bảo vệ sức khỏe, tránh kết hợp sữa chua với hành tây.
8. Sữa tươi
Cả sữa chua và sữa tươi đều chứa protein động vật và nhiều chất dinh dưỡng, nhưng khi dùng chung, có thể dẫn đến dư axit, gây ợ chua, chướng bụng, và tiêu chảy. Hãy sử dụng chúng cách nhau để tránh các vấn đề tiêu hóa.
Món sữa chua
Nguyên liệu của món sữa chua
• 1 lon sữa đặc Ông Thọ
• 380gr sữa chua (2 hộp)
• 100gr sữa tươi
• Nước sôi để nguội
• 1 nồi để đựng hỗn hợp sữa
• 1 nồi cơm điện
• Hũ đựng sữa chua
• Thìa hoặc muôi
Cách làm sữa chua
Bước 1:
Cho 1 lon sữa đặc Ông Thọ vào nồi. Thêm 1.5 lon nước sôi để nguội vào nồi và khuấy đều cho sữa đặc hòa tan hoàn toàn. Tiếp tục cho 1 lít sữa tươi vào hỗn hợp sữa đặc, khuấy đều và nếm thử để điều chỉnh độ ngọt theo khẩu vị gia đình.
Đun hỗn hợp trên bếp gas cho đến khi đạt nhiệt độ khoảng 40°C (ấm tay nhưng không nóng), sau đó tắt bếp.
Bước 2:
Đổ 2 hộp sữa chua vào hỗn hợp sữa đã được làm ấm, khuấy đều để sữa chua hòa tan hoàn toàn. Rót từ từ hỗn hợp vào các hũ đựng sữa chua đã chuẩn bị sẵn.
Bước 3:
Đặt các hũ sữa chua vào nồi cơm điện. Đổ nước ấm (khoảng 50°C) vào nồi sao cho ngập nửa hũ. Đậy kín nồi và phủ lên bề mặt một chiếc khăn ấm.
Để nồi ở nơi thoáng mát trong khoảng 6 - 8 tiếng. Nếu có máy làm sữa chua, bạn có thể sử dụng máy để ủ sữa chua. Kiểm tra thường xuyên và thêm nước nóng khi cần để duy trì nhiệt độ ấm. Tránh làm sữa chua bị long chân khi châm nước.
Bước 4:
Sau khi ủ đủ thời gian, kiểm tra sữa chua đã đông lại chưa. Nếu đạt yêu cầu, cho vào tủ lạnh để làm lạnh. Sữa chua sau khi ủ sẽ có kết cấu sánh đặc và bề mặt mịn màng. Bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh (2 - 8°C), sữa chua có thể được lưu trữ trong 3 - 5 ngày.
Chúc bạn trở thành người tiêu dùng thông thái!
Mai Hương (Tổng hợp)
Ảnh: Sưu tầm
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất