Đạo thầy nơi 'trái tim' Tổ quốc: Coi thầy như bố mẹ (1)

2016-11-18 06:39
- Ở những nơi này, vị thế thầy cô giáo được các em đưa lên vị trí thứ hai sau bố mẹ mình. Vì sao vậy, vì họ đóng góp, đến với học sinh bằng sự yêu thương và bằng sự kính trọng đối với nghề của mình.

Bài 1: Đạo thầy nơi địa đầu Tổ quốc

Trong 178 điểm trường "phủ sóng giáo dục" cho 19 xã của cao nguyên đá Đồng Văn thì trường Lũng Cú được coi là trường "cao niên" nhất. Năm 1958, trường này đã có giáo viên lên dạy chữ cho học trò người Mông. Những người này một số đã trở thành thiên cổ, một số đã thuyên chuyển công tác và nghỉ hưu.

Hiện tại trường Lũng Cú có trên 300 em học sinh theo học từ lớp 1 đến lớp 5. Hiện tại Lũng Cú đã có 3 học sinh trở thành cô giáo như Giàng Mí Say, Vừ Thị Mỉ, và Ly Thị Máy. 3 cô giáo trẻ này vốn là người Mông, được các thầy giáo dưới xuôi lên truyền dạy chữ. Học xong phổ thông, theo cốt cách người Mông “nhận nghĩa, trả nghĩa”, họ đã đồng loạt xin vào trường sư phạm tỉnh để học. Học xong, lại xung phong trở về cao nguyên đá, làm cô giáo để dìu dắt thế hệ học sinh sau này để trả nghĩa cho các thế hệ thầy cô trước.

Nhân kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam: Người thầy ở nơi địa đầu Tổ quốc

Nhờ những người thầy mà nhiều trẻ em vùng địa đầu Tổ quốc là tỉnh Hà Giang được đến trường.

Gần 50 năm thành lập, từ thế hệ những người thầy đầu tiên có mặt ở đất này, đến nay Lũng Cú vẫn giữ một nguyên tắc 3 cùng (cùng ăn, cùng ở, cùng dạy) với người dân. Ngày trước do cuộc sống khốn khó, trẻ em ở Lũng Cú bỏ học nhiều lắm. Không quản khó ngại, những người thầy, người cô ở đây đã vượt đá đến từng nhà động viên các em. 50 năm, tất cả các thế hệ giáo viên ở Lũng Cú đều đến, làm việc đó, chấp nhận khó khăn và khí hậu nghiệt ngã để gọi các em đến trường.

Từ ngày có chủ trương xoá mù chữ, các lớp học bán trú dân nuôi dần được hình thành, Lũng Cú đã đông học sinh hơn. Các em học sinh  ở các xóm xa nhất trong xã như Lô Lô Chải, Cẳng Tằng, Tả Gia Khâu... đã được đến lớp, có cái ăn no bụng để ở lại trường. Tình thầy trò là một thứ tình nghĩa thiêng liêng, nhưng ở cái cao nguyên ngút ngàn đá này, tình thầy trò đằm thắm hơn bao giờ hết. Thầy ở đây không chỉ có nghĩa là người truyền dạy chữ mà họ đã trở thành người anh, người bạn của học sinh người Mông. Ngoài việc lên lớp dạy chữ, thầy cô giáo ở Lũng Cú còn đi nương, đi rẫy, cắt tóc, gội đầu... giúp học sinh.

ngày 20/11

Một lớp học cắm bản ở Hà Giang, ảnh chụp từ trên cao.

Trên cao nguyên đá Đồng Văn, thầy giáo, cô giáo chiếm một vị trí quan trọng trong tinh thần người dân. Thế nhưng để có được một vị trí đó, họ đã phải chấp nhận khó khăn đến khó lý giải. Lên cao nguyên đá, đầu tiên là sự khó khăn, sau đó là tình người, tình thầy trò đã cho họ một nghị lực thích nghi để ở lại và dạy chữ. Bất chấp mọi khó khăn khắc nghiệt, vì đạo làm thầy, hiện tại đã có trên 1.000 giáo viên xung phong lên đây để dạy học.

Đời sống sinh hoạt của giáo viên vùng cao khốn khó đủ đường! Hơn 1000 giáo viên, họ phải toả đi 224 xóm, bản để dạy học. Người may mắn thì ở điểm trường gần, người kém may mắn thì phải vào điểm trường xa, có nơi cách trung tâm huyện tới gần 50 km đường đá núi như xã Sủng Chái chẳng hạn. Giáo viên ở đây, muốn ra huyện để mua một cái gì đó đi bộ cũng mất hơn 1 ngày. Năm đôi lần ra huyện mua sắm những thứ cần dùng, tíu tít tìm bạn cũ, vừa khóc, vừa cười, ăn với nhau được bữa cơm lại quẩy quả vào trường.

Giang Vương

Bài 2: Đạo thầy nơi 'trái tim' Tổ quốc: “Gieo chữ” trên đỉnh Trường Sơn

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Khả Ngân: Từ hot girl vướng nhiều lùm xùm đến diễn viên sáng giá