6 nguyên tắc ăn uống để hạn chế đường huyết tăng cao sau bữa trưa

Thiên Khuê 2018-12-14 14:00
- Bữa ăn trưa thường không ổn định và thiếu khoa học nhất trong ngày vì thời gian này, hầu hết chúng ta đều đang ở chỗ làm, chưa kể còn phải ăn ngoài hàng quán hay thức ăn nhanh. Làm sao để đảm bảo sức khỏe và hạn chế đường huyết tăng cao vì bữa trưa?

Nếu bạn phải chọn thức ăn nhanh, hãy cố gắng ăn rau trước

Rau xanh không chỉ có mật độ nhiệt lượng thấp mà còn là nguyên liệu chứa chất xơ thực vật cực kỳ phong phú. Nếu bạn thường xuyên phải ăn ngoài hàng quán hay gọi thức ăn nhanh thì lời khuyên cho bạn là hãy ăn một ít rau trước, sau đó vẫn tiếp tục ăn kèm rau với các món khác.

Nếu dùng canh thì nên chọn các món canh thanh đạm một chút, ít muối và dầu mỡ. Tốt nhất vẫn là nên chọn món rau tươi, gỏi hoặc hầm cho bữa trưa.

6 nguyên tắc ăn uống để hạn chế đường huyết tăng cao sau bữa trưa

Không thể thiếu thịt hoặc cá, tôm, đậu và trứng

Mặc dù ăn rau tốt cho sức khỏe nhưng nếu ăn quá nhiều thì nhiệt lượng không đảm bảo, ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của nửa ngày còn lại. Chính vì vậy, bên cạnh rau xanh thì nhất định phải có thêm thực phẩm giàu protein, chẳng hạn như thịt bò, thịt heo, cá, tôm, sườn, trứng, đậu phụ v.v…

Lượng thực phẩm giàu Protein này cũng cần kiểm soát vừa đủ để không dung nạp quá nhiều nhiệt lượng. Khi cơ thể được bổ sung Protein có lợi ở mức thích hợp kèm với chất xơ có trong rau sẽ giúp bạn cân bằng dinh dưỡng, đảm bảo đủ “no” đến hết ngày làm việc mà không tích tụ mỡ thừa hay khiến đường huyết tăng cao sau khi ăn.

6 nguyên tắc ăn uống để hạn chế đường huyết tăng cao sau bữa trưa

Nếu ăn mì, phở thì phải có rau

Nhiều người do tính chất công việc hoặc không hợp khẩu vị với các món cơm bên ngoài nên lựa chọn món mì hay món phở làm bữa trưa. Bất luận là ăn với thịt heo, thịt bò hay trứng thì bạn cũng cần gọi thêm một phần rau ăn kèm. Đó có thể là một đĩa rong biển sợi, gỏi mộc nhĩ với cần tây hay món rau nào mà bạn thích.

Nếu chỉ ăn mì đơn thuần mà không kết hợp rau thì rất dễ làm mức độ đường huyết tăng cao bất thường sau bữa ăn. Đơn cử như chỉ số đường trong mì thịt bò đã là 88.6, sau khi ăn sẽ khiến đường huyết trong cơ thể bạn càng tăng lên.

Nên uống một chút canh trước khi ăn cơm trưa

ăn trưa khỏe mạnh

Dù là cơm bạn mang theo hay cơm hộp thì vẫn có một món canh đi kèm. Để bữa trưa trở nên ngon miệng, dễ tiêu hóa và hạn chế đường huyết tăng cao, lời khuyên là bạn hãy ăn một ít canh trước khi ăn cơm. Một mặt có thể “làm trơn” cổ họng, mặt khác có thể giúp bạn giảm bớt việc dung nạp quá nhiều các thực phẩm chính giàu năng lượng khác.

Thực phẩm chính có thể thay bằng các loại khoai hay tạp lương

Chỉ số đường trong cơm trắng lên đến 83, rất dễ khiến đường huyết tăng cao sau bữa ăn trưa, khiến cơ thể bạn mệt mỏi, thiếu sức sống, ảnh hưởng hiệu quả làm việc. Nếu điều kiện cho phép, bạn có thể giảm một nửa lượng cơm trắng thay vào đó bằng ngô, khoai hay các loại bánh làm bằng tạp lương.

Những thực phẩm thay thế này vẫn có thể đảm bảo cảm giác no cho bạn mà còn có chỉ số đường thấp hơn cơm. Tuy nhiên nếu là bánh thì nhớ chọn loại bánh ít muối và dầu mỡ nhé.

Dự trữ đồ ăn vặt hợp lý giữa bữa trưa và chiều

Sau khi ăn trưa, nếu không đảm bảo năng lượng hấp thu hoặc vì lý do công việc khiến bạn có thể tiếp tục thấy đói trong giờ làm việc buổi chiều. Chính vì vậy, đừng quên mang theo vài món ăn vặt khỏe mạnh, như các loại hạt, sữa chua, sữa bò v.v… để kịp thời “chống đói”.

Thiên Khuê

Nguồn: Familydoctor, Kknews

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Vạch trần 6 con giáp thường hay "ném tiền qua cửa sổ"