Khi nào trẻ tự cầm bình sữa và những mẹo đơn giản hỗ trợ bé cưng của bạn

Thiên Khuê 2023-12-29 14:24
- Trẻ tự cầm bình sữa đòi hỏi có sự hỗ trợ hướng dẫn của mẹ. Emdep sẽ bật mí cho bạn những mẹo đơn giản giúp bé cưng bú bình thật giỏi nhé.

Khi nào thích hợp dạy trẻ tự bú bình?

Thông thường, khi trẻ khoảng 6 tháng tuổi, mẹ sẽ bắt đầu thử nghiệm giới thiệu sữa công thức cho bé. Tuy nhiên, các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo: Lý tưởng nhất là nên cho bé bú sữa ngoài cũng như ăn dặm khi bé đã đủ 1 tuổi.

Mặc dù vậy, còn tùy theo tốc độ phát triển của trẻ mà bạn có thể điều chỉnh thời điểm cho phù hợp. Khi bé đã có thể tập một số kỹ năng vận động cơ bản như cầm, nắm và di chuyển đồ vật trong tay thì đã sẵn sàng bú bình.

Trẻ tự cầm bình sữa thậm chí có thể sớm hơn nhưng không có gì quá lo lắng nếu em bé vẫn phát triển bình thường và ổn định. Trẻ 6 tháng tuổi thường đã có khả năng tự bú bình nếu được mẹ hỗ trợ và hướng dẫn.

Khi nào trẻ tự cầm bình sữa và những mẹo đơn giản hỗ trợ bé cưng của bạn

Cách giúp bé làm quen với bình sữa

Muốn tập cho bé bú bình, bạn cần kiên nhẫn và thực hiện từ từ để trẻ không bị phản cảm hay sợ hãi. Trong lúc bú sữa, bạn cho bé chạm tay vào bình sữa, sự tiếp xúc này khơi gợi tính tò mò cũng như giúp bé cảm nhận hình dạng, trọng lượng của chiếc bình.

Lúc mới bắt đầu, bạn nên cho bé dùng tay ôm bình sữa rỗng, cho đến khi trẻ cảm thấy thích thú thì cho sữa với một lượng nhỏ. Quan sát xem khả năng chịu trọng lượng của bé như thế nào thì tăng dần lượng sữa trong bình lên.

Bạn cần giữ bình sữa khô ráo ở bên ngoài và nhiệt độ sữa bên trong không gây nóng khi bé chạm vào. Khi trẻ đã cầm lấy bình, bạn hỗ trợ bé di chuyển bình đến gần miệng, chạm núm vú vào một bên môi của bé.

Núm vú có mùi sữa sẽ kích thích bé ngậm lấy và bú, nhưng nếu bé chưa quen thì bạn nên nhẹ nhàng đưa núm vú vào bên trong miệng khuyến khích bé hút sữa. Lúc đầu khi bé còn chưa hoàn toàn tự cầm bình sữa, bạn nên đỡ một phần bình để bé dễ dàng hơn.

Đợi đến khi trẻ đã thích nghi và đủ khả năng tự bú bình, bạn có thể buông tay ra nhưng cần ở bên cạnh theo dõi cho đến khi bé bú hết sữa. Hành động này giúp bạn xử lý kịp thời trong trường hợp sữa chảy ra ngoài do bé đưa núm vú khỏi miệng hoặc bé bị sặc sữa.

Khi nào trẻ tự cầm bình sữa và những mẹo đơn giản hỗ trợ bé cưng của bạn

Một số lưu ý khi cho trẻ tự cầm bình sữa

Dành cho bé cái ôm khích lệ

Khi còn bú sữa mẹ, bé luôn được ôm ấp trong vòng tay ấm áp. Vì vậy, khi mới tập cho trẻ tự cầm bình sữa, bạn cũng nên nhẹ nhàng ôm bé vào lòng để tạo cảm giác an toàn. Ngoài ra, giữ yên lặng khi trẻ đang bú sữa để tránh mất tập trung.

Giao tiếp bằng ánh mắt

Trong khi ôm bé bú sữa, mẹ cũng đừng quên giao tiếp bằng mắt với bé. Điều này không những tăng sự liên kết mẹ con mà còn giúp trẻ phát triển khả năng giao tiếp, biểu lộ tình cảm và tăng cường sự chú ý.

Dùng vật hỗ trợ khi cần thiết

Cầm bình sữa quá lâu có thể khiến tay bé bị mỏi và đau. Bạn có thể dùng chiếc gối nhỏ hay một vật mềm thích hợp đặt dưới cánh tay bé để đỡ bình sữa, giúp giảm bớt trọng lượng khi bé tự bú bình. Đầu của bé cũng nên ở tư thế cao hơn một chút so với cơ thể để tránh sặc.

Khi nào trẻ tự cầm bình sữa và những mẹo đơn giản hỗ trợ bé cưng của bạn

Luôn có người quan sát bé

Mặc dù bé đã thuần thục để tự cầm bình sữa nhưng vẫn cần người lớn ở bên cạnh theo dõi. Ở gần và đừng quên chú ý khi bình sữa bị lệch hoặc bé tỏ ra khó khăn trong quá trình bú sữa.

Hỗ trợ bé đưa núm vú ra khỏi miệng

Bé cưng của bạn có thể tự bú bình rất giỏi nhưng một số trường hợp vẫn cần người lớn giúp đưa núm vú ra khỏi miệng. Quan sát bé đã bú no, bạn nên nhẹ nhàng giúp bé lấy núm vú và cả bình sữa ra ngoài. Bé ngậm lâu dễ bị sâu răng và hút vào không khí quá nhiều.

Hy vọng bài viết sẽ giúp mẹ thuận lợi tập cho trẻ tự cầm bình sữa và bú thật giỏi, giúp bé cưng phát triển khỏe mạnh và toàn diện.

Thiên Khuê (Theo Mom)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

2 động tác yoga cải thiện khom lưng, gù lưng