Ùn ùn giúp 3 bố con sống bên vỉa hè: Lại chuyện cho "con cá" mà quên "cần câu"
2014-09-24 18:55
- (Em đẹp) - Những ngày qua nhiều người kéo đến ủng hộ quà cho 3 bố con sống bên vỉa hè ở Quận 7 (Tp.HCM).
Tin liên quan
Trong túp lều dựng tạm trên một khu đất trống ven đường Nguyễn Hữu Thọ (Quận 7, Tp. HCM), tranh thủ lúc vắng khách ba cha con anh Tấn thoải mái đùa giỡn. Ánh mắt trìu mến của người cha cùng nụ cười hồn nhiên của hai bé gái đã phần nào xoa dịu cái nắng nóng của buổi trưa Sài Gòn. Dù phải sống cảnh "màn trời chiếu đất", công việc không ổn định nhưng ông bố đơn thân Trần Văn Tấn (43 tuổi, quê gốc Nha Trang) vẫn khiến người ta phải ngưỡng mộ vì tình yêu thương mà anh dành cho hai cô con gái của mình.
Ùn ùn ủng quà cáp để làm gì?
Khi câu chuyện của anh lan truyền trên mạng internet, nhiều người có lòng hảo tâm đã đến ủng hộ anh Tấn và các cháu nhỏ nhiều quà. Theo chứng kiến của phóng viên Emdep.vn vào chiều 23/9, chỗ ở xập xệ bên vỉa hè của anh Tấn đông đúc khác với những ngày trước đây.
Việc ủng hộ, giúp đỡ khi biết câu chuyện đáng thương của anh Tấn và các con là điều đáng quý nhưng qua đây, một lần nữa câu chuyện "cần câu và con cá" lại được đặt ra mổ xẻ. Nhiều người dân sống gần nơi anh Tấn và các con tá túc ngạc nhiên trước việc có đông người kéo nhau đến giúp đỡ.
Chị Lê Phương (Quận 3, Tp. HCM) cho rằng: "Hai ngày nay đi qua đoạn đường có mấy bố con nghèo khổ đang sinh sống, tôi cũng không cầm lòng được nhưng việc cứ ùn ùn kéo nhau đến cho tiền, tặng quà cáp này nọ cho họ quá nhiều không phải là giải pháp căn cơ. Tôi nghĩ, điều quan trọng là anh Tấn có việc làm ổn định hơn nghề dán laptop hay điện thoại để nuôi các con. Khi anh Tấn có việc làm, ắt hẳn có thu nhập ổn định, có lương hàng tháng để chi tiêu thậm chí là thuê một mái nhà nhỏ để che nắng, che mưa cho mấy bố con. Nhiều chuyện ủng hộ tiền rồi không cưu mang được mãi cũng không thể giúp họ một tương lai tươi sáng hơn được".
Trong khi đó, chị Trần Ngân (Quận 12, Tp. HCM) cũng bày tỏ đồng ý với quan điểm trên. Bản thân chị Ngân từng đi làm từ thiện nhưng sau một thời gian quay lại, hoàn cảnh của họ không khá hơn là bao nhiêu. "Nếu chỉ cho một ít quà cáp thì một thời gian cũng hết. Sinh kế lâu dài ở đâu chưa thấy, công việc ổn định hơn nghề dán điện thoại mới là giải pháp quan trọng. Trao "con cá" cho mấy cha con anh Tấn là giải pháp trước mắt, giúp họ qua cơn đói, nỗi vất vả vài hôm. Nhưng cái "cần câu" để họ "câu những con cá" tiếp theo mới là cần thiết", chị Ngân nhấn mạnh.
Những đứa trẻ tội nghiệp sống bên vỉa hè
Anh Trần Văn Tấn kể lại, năm 29 tuổi lập gia đình, tuy nhiên anh chị không có hôn thú mà chỉ quyết định "góp gạo thổi cơm chung". Khi ấy vợ chồng anh có thuê một phòng trọ nhỏ ở quận 2 và từng có quãng thời gian hạnh phúc khi lần lượt hai cô con gái Trần Thảo Tuấn Huyền (Út Huyền, năm nay 6 tuổi) và Trần Cầm Thần Thoại (Út Thoại, năm nay 7 tuổi) chào đời.
Tuy nhiên, năm Út Huyền tròn 3 tuổi thì vợ anh bỏ đi theo người đàn ông khác, từ đó anh giành quyền nuôi dưỡng hai đứa nhỏ và chuyển ra khu đất trống tại quận 7 để mưu sinh. Một cây dù cũ kỹ chẳng đủ che nắng mưa, hai chiếc bàn xập xệ là những miếng gỗ ghép lại, một chiếc tủ cũ kỹ đựng bát đĩa, gia vị, tấm bạt trải vỉa hè làm giường ngủ khi đêm về… đã trở thành nơi trú ngụ mới của ba cha con anh Tấn.
Nhờ "học lỏm" được nghề dán keo điện thoại, laptop, anh Tấn dùng số vốn ít ỏi vài trăm ngàn đồng của mình ra chợ mua dụng cụ về hành nghề trên vỉa hè này. "Một ngày nếu đông khách thì tôi cũng làm được vài trăm ngàn đồng, có ngày thì chỉ được vài chục ngàn đồng thôi nhưng cũng đủ mua cơm cho các con ăn. Nếu không có cơm ăn thì cha con cùng ăn mì tôm". Anh Tấn cười trừ bảo.
Tuy nghèo về vật chất nhưng người cha ấy vẫn luôn cố gắng bù đắp cho con mình được đầy đủ về mặt tinh thần, vì vậy cuộc sống của gia đình nhỏ luôn đầy ắp tiếng cười. Thỉnh thoảng cha con lại dắt nhau đi tắm sông, tối đến anh Tấn mượn tạm ánh đèn đường để dạy con tập đọc, tập viết hay kể cho con nghe những câu chuyện cổ tích…
Tình thương của người bố khiến nhiều người cảm động.
Dù thiếu thốn tình thương của mẹ, Út Huyền, Út Thoại vẫn rất ngoan và nghe lời bố. Các bé khi gặp người lớn đều khoanh tay lễ phép chào hỏi. Do không có giấy tờ tùy thân nên hai bé phải chịu nhiều thiệt thòi trong việc đi học, khám chữa bệnh. Hiện tại các bé đang theo học lớp 1 ở trường tình thương trên địa bàn quận.
Bà Nguyễn Thị Ngọc Hương (76 tuổi) mẹ ruột của anh Tấn ngậm ngùi nói: "Tôi cũng thương bố con thằng Tấn lắm. Tôi muốn đón hai đứa nhỏ về ở cùng thì bố nó không chịu vì nhớ con, còn mấy đứa nhỏ cũng quấn bố quá". Bà Hương hiện cũng đang ở trọ trong một con hẻm nhỏ trên đường Lê Văn Lương, Quận 7, Tp. HCM) và mưu sinh bằng nghề lượm ve chai.
Ùn ùn ủng quà cáp để làm gì?
Khi câu chuyện của anh lan truyền trên mạng internet, nhiều người có lòng hảo tâm đã đến ủng hộ anh Tấn và các cháu nhỏ nhiều quà. Theo chứng kiến của phóng viên Emdep.vn vào chiều 23/9, chỗ ở xập xệ bên vỉa hè của anh Tấn đông đúc khác với những ngày trước đây.
Việc ủng hộ, giúp đỡ khi biết câu chuyện đáng thương của anh Tấn và các con là điều đáng quý nhưng qua đây, một lần nữa câu chuyện "cần câu và con cá" lại được đặt ra mổ xẻ. Nhiều người dân sống gần nơi anh Tấn và các con tá túc ngạc nhiên trước việc có đông người kéo nhau đến giúp đỡ.
Nơi ở xập xệ của 3 bố con anh Tấn.
Chị Lê Phương (Quận 3, Tp. HCM) cho rằng: "Hai ngày nay đi qua đoạn đường có mấy bố con nghèo khổ đang sinh sống, tôi cũng không cầm lòng được nhưng việc cứ ùn ùn kéo nhau đến cho tiền, tặng quà cáp này nọ cho họ quá nhiều không phải là giải pháp căn cơ. Tôi nghĩ, điều quan trọng là anh Tấn có việc làm ổn định hơn nghề dán laptop hay điện thoại để nuôi các con. Khi anh Tấn có việc làm, ắt hẳn có thu nhập ổn định, có lương hàng tháng để chi tiêu thậm chí là thuê một mái nhà nhỏ để che nắng, che mưa cho mấy bố con. Nhiều chuyện ủng hộ tiền rồi không cưu mang được mãi cũng không thể giúp họ một tương lai tươi sáng hơn được".
Trong khi đó, chị Trần Ngân (Quận 12, Tp. HCM) cũng bày tỏ đồng ý với quan điểm trên. Bản thân chị Ngân từng đi làm từ thiện nhưng sau một thời gian quay lại, hoàn cảnh của họ không khá hơn là bao nhiêu. "Nếu chỉ cho một ít quà cáp thì một thời gian cũng hết. Sinh kế lâu dài ở đâu chưa thấy, công việc ổn định hơn nghề dán điện thoại mới là giải pháp quan trọng. Trao "con cá" cho mấy cha con anh Tấn là giải pháp trước mắt, giúp họ qua cơn đói, nỗi vất vả vài hôm. Nhưng cái "cần câu" để họ "câu những con cá" tiếp theo mới là cần thiết", chị Ngân nhấn mạnh.
Những đứa trẻ tội nghiệp sống bên vỉa hè
Anh Trần Văn Tấn kể lại, năm 29 tuổi lập gia đình, tuy nhiên anh chị không có hôn thú mà chỉ quyết định "góp gạo thổi cơm chung". Khi ấy vợ chồng anh có thuê một phòng trọ nhỏ ở quận 2 và từng có quãng thời gian hạnh phúc khi lần lượt hai cô con gái Trần Thảo Tuấn Huyền (Út Huyền, năm nay 6 tuổi) và Trần Cầm Thần Thoại (Út Thoại, năm nay 7 tuổi) chào đời.
Tuy nhiên, năm Út Huyền tròn 3 tuổi thì vợ anh bỏ đi theo người đàn ông khác, từ đó anh giành quyền nuôi dưỡng hai đứa nhỏ và chuyển ra khu đất trống tại quận 7 để mưu sinh. Một cây dù cũ kỹ chẳng đủ che nắng mưa, hai chiếc bàn xập xệ là những miếng gỗ ghép lại, một chiếc tủ cũ kỹ đựng bát đĩa, gia vị, tấm bạt trải vỉa hè làm giường ngủ khi đêm về… đã trở thành nơi trú ngụ mới của ba cha con anh Tấn.
Anh Tấn dạy các con tập viết.
Nhờ "học lỏm" được nghề dán keo điện thoại, laptop, anh Tấn dùng số vốn ít ỏi vài trăm ngàn đồng của mình ra chợ mua dụng cụ về hành nghề trên vỉa hè này. "Một ngày nếu đông khách thì tôi cũng làm được vài trăm ngàn đồng, có ngày thì chỉ được vài chục ngàn đồng thôi nhưng cũng đủ mua cơm cho các con ăn. Nếu không có cơm ăn thì cha con cùng ăn mì tôm". Anh Tấn cười trừ bảo.
Tuy nghèo về vật chất nhưng người cha ấy vẫn luôn cố gắng bù đắp cho con mình được đầy đủ về mặt tinh thần, vì vậy cuộc sống của gia đình nhỏ luôn đầy ắp tiếng cười. Thỉnh thoảng cha con lại dắt nhau đi tắm sông, tối đến anh Tấn mượn tạm ánh đèn đường để dạy con tập đọc, tập viết hay kể cho con nghe những câu chuyện cổ tích…
Tình thương của người bố khiến nhiều người cảm động.
Dù thiếu thốn tình thương của mẹ, Út Huyền, Út Thoại vẫn rất ngoan và nghe lời bố. Các bé khi gặp người lớn đều khoanh tay lễ phép chào hỏi. Do không có giấy tờ tùy thân nên hai bé phải chịu nhiều thiệt thòi trong việc đi học, khám chữa bệnh. Hiện tại các bé đang theo học lớp 1 ở trường tình thương trên địa bàn quận.
Bà Nguyễn Thị Ngọc Hương (76 tuổi) mẹ ruột của anh Tấn ngậm ngùi nói: "Tôi cũng thương bố con thằng Tấn lắm. Tôi muốn đón hai đứa nhỏ về ở cùng thì bố nó không chịu vì nhớ con, còn mấy đứa nhỏ cũng quấn bố quá". Bà Hương hiện cũng đang ở trọ trong một con hẻm nhỏ trên đường Lê Văn Lương, Quận 7, Tp. HCM) và mưu sinh bằng nghề lượm ve chai.
Huyền Nguyễn
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất
Điểm danh 6 món chè thanh mát mùa hè mẹ đảm không thể bỏ qua