Mẹ tiểu đường thai kỳ dễ khiến bé có xu hướng tự kỉ

2016-05-18 12:39
- Tiểu đường trong thai kỳ là triệu chứng không hiếm gặp, không những ảnh hưởng sức khỏe của mẹ và thai nhi mà còn làm tăng nguy cơ em bé sinh ra mắc chứng tự kỉ và trở ngại trí lực.

Nghiên cứu của trường đại học Johns Hopkins (Hoa Kỳ) phát hiện, bà bầu béo phì hoặc mắc bệnh tiểu đường trong thai kỳ có nguy cơ khiến em bé mắc chứng tự kỉ và trở ngại trí lực cao hơn những bà mẹ có sức khỏe tốt.

 Mẹ tiểu đường thai kỳ dễ khiến bé có xu hướng tự kỉ

1. Nguy cơ tiểu đường khi mang thai

Cuộc nghiên cứu tiến hành quan sát trên 2734 trẻ em, trong đó có 102 trẻ được chẩn đoán mắc chứng tự kỉ. Kết quả cho thấy:

Những phụ nữ béo phì hoặc mắc chứng tiểu đường trước khi mang thai sau khi sinh con, tỷ lệ trẻ mắc bị tự kỉ và trở ngại trí lực cao gần 4 lần so với những bà mẹ khỏe mạnh. Con số này là 3 lần đối với phụ nữ béo phì và mắc chứng tiểu đường trong thai kỳ.

Bệnh tiểu đường trong thai kỳ có hai tình huống: Một loại là trước khi mang thai, mẹ đã được chẩn đoán là mắc bệnh tiểu đường. Một loại khác khả năng trao đổi lượng đường trước khi mang thai vẫn bình thường và mới phát tác và được phát hiện trong thời gian mang thai, loại này này được gọi tắt là GDM (gestational diabetes mellitus) và chiếm tỷ lệ đến 80%, trong khi loại một chưa đến 20%.

Có thể nói, đa số thai phụ mắc bệnh tiểu đường là GDM, do sau khi mang thai, mức độ hormone và tình hình trao đổi chất trong cơ thể phát sinh thay đổi, nhất là những tháng cuối thai kỳ nên khiến mẹ dễ xuất hiện tình trạng đường trong máu tăng cao. Tuy tình hình này sẽ phục hồi sau khi sinh nhưng những ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ, thai nhi và cả em bé sơ sinh của chứng GDM vẫn cần được quan tâm và có hướng phòng ngừa, cải thiện.

 Mẹ tiểu đường thai kỳ dễ khiến bé có xu hướng tự kỉ

2. Làm sao để phòng ngừa và khống chế nguy cơ tiểu đường trong thai kỳ?

Bước 1: Kiểm tra kịp thời

Để sớm phát hiện chứng tiểu đường trong thai kỳ, những thai phụ nằm trong đối tượng có nguy cơ cao (như béo phì, từng sinh con quá to, trong gia đình có tiền sử tiểu đường, người mắc chứng buồng trứng đa nang v.v…) tốt nhất là nên tiến hành kiểm tra đường trong máu từ tuần thai thứ 6 - 13.

Đối với thai phụ có sức khỏe bình thường cũng nên kiểm tra đường huyết ở tuần thai thứ 24 - 28 để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé.

Bước 2: Nếu được chẩn đoán mắc chứng tiểu đường trong thai kỳ thì làm sao cải thiện?

Tốt nhất là mẹ bầu cải thiện tình hình đường trong máu bằng cách ăn uống khoa học và vận động vừa sức.

 Mẹ tiểu đường thai kỳ dễ khiến bé có xu hướng tự kỉ

Ăn uống hợp lý: Ăn ít và chia thành nhiều bữa, ăn đúng giờ, đúng liều lượng và phối hợp thức ăn tinh - thô cân bằng. Mẹ nên bổ sung nhiều thức ăn giàu chất xơ như thực phẩm lúa mạch nguyên chất, sản phẩm từ đậu, các loại rau xanh. Thành phần Protein và mỡ nên hạn chế trong mức độ cho phép, ăn vặt có chọn lọc, tránh các thức ăn nhiều đường. Trái cây cũng nên hạn chế dưa hấu, xoài v.v…

Vận động vừa sức: Với mẹ bầu, các chuyên gia khuyến cáo mỗi ngày nên kiên trì những bài vận động tăng cường oxi trong khoảng 30 phút, chẳng hạn như đi bộ nhanh, yoga v.v…

Tăng trọng vừa phải: Khi bước vào giai đoạn giữa thai kỳ, tốt nhất mẹ nên giữ mức tăng thể trọng ổn định không vượt quá 500gr/tuần. Nếu ăn uống và vận động điều độ mà thể trọng tăng nhanh, bạn cần kịp thời đến gặp bác sĩ chuyên môn để được chẩn đoán và khắc phục.

Trị liệu bằng thuốc: Thông thường, bác sĩ sẽ không khuyến cáo thai phụ dùng thuốc hạ đường huyết mà sẽ căn cứ tình hình bệnh trạng, sức khỏe của mẹ và bé để cân nhắc tăng dung Insulin.

Tăng cường kiểm tra: Đối với thai phụ mắc chứng tiểu đường trong thai kỳ thì việc kiểm tra đường huyết sẽ phải nhiều hơn so với người khỏe mạnh. Thông thường cứ cách 1 - 2 tuần nên kiểm tra một lần.

3. Món ăn hỗ trợ cho mẹ bầu mắc chứng tiểu đường trong thai kỳ

- Canh bí đao, rong biển nấu tôm

Rong biển có công hiệu giảm mỡ máu và đường huyết, điều tiết hệ miễn dịch, giúp cơ thể thải độc tố.

Nguyên liệu: Tôm tươi, bí đao 100gr, rong biển 50gr, hành 1 củ, ½ muỗng dầu ăn, ½ muỗng muối.

Thực hiện: Bí đao gọt vỏ, rửa sạch, cắt miếng vừa ăn. Tôm và rong biển rửa sạch để ráo. Hành tây rửa sạch, cắt miếng mỏng. Đun sôi dầu ăn, cho hành vào phi thơm, sau đó cho bí đao và rong biển vào đảo đều. Tiếp theo, cho nước sạch vào và nấu ở lửa vừa, cho tiếp tôm vào nấu chín. Nêm muối, gia vị vừa ăn thì tắt bếp.

 Mẹ tiểu đường thai kỳ dễ khiến bé có xu hướng tự kỉ

- Nước đậu đen

Đậu đen có công hiệu thanh nhiệt, nhuận phổi, bổ máu, an thần, kiện tỳ, có tác dụng khống chế bệnh tiểu đường nhất định và là thức uống dễ thực hiện, thơm ngon.

Nguyên liệu: Đậu đen 100gr, nước lọc 400ml

Thực hiện: Đậu đen rửa sạch, ngâm nước khoảng 3 giờ. Cho đậu vào nồi nước lọc nấu ở lửa to cho sôi, sau đó vặn lửa nhỏ thêm 30 phút. Khi đậu đã nhừ thì tắt bếp, có thể dùng nóng hoặc để nguội, thêm đá cho dễ uống.

- Khổ qua, đậu nành hầm xương

Khổ qua có công hiệu giải nhiệt, giảm đường trong máu. Tuy nhiên nó thuộc thực vật tính hàn, mẹ bầu nên dùng ở mức độ vừa phải để tránh tác dụng phụ.

Nguyên liệu: Xương heo 100gr, khổ qua 1 trái, đậu nành 50gr, cà rốt 1 củ, muối, gừng tươi.

Thực hiện: Đậu nành ngâm trong 3 giờ để rút ngắn thời gian nấu. Xương heo chặt khúc nhỏ, nấu sôi với nước, vớt bọt. Khổ qua bỏ hạt, cắt khúc. Cà rốt gọt vỏ cắt khoanh nhỏ. Gừng gọt vỏ đập giập. Sau khi nước đã sôi và xương heo mềm, cho đậu nành, cà rốt, gừng vào nấu thêm 30 phút. Tiếp tục cho khổ qua vào sau cùng hầm thêm 15 phút cho đến khi khổ qua đổi màu và mềm thì tắt bếp.

Minh Thư

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

7 món phụ kiện hot trend của Gen Z, các nàng nên sở hữu vì xinh muốn xỉu