Không chỉ lộn nhào, đây là 12 trò THAI NHI mê tít thường làm trong bụng mẹ

2018-01-17 16:33
- Thai nhi không chỉ ngủ và lộn nhào trong bụng mẹ đâu mà bé còn mê tít 12 trò dưới đây đấy.

Hành trình sự phát triển của thai nghi trong bụng mẹ suốt 9 tháng 10 ngày luôn là một bí mật diệu kỳ bố mẹ nào cũng muốn biết. Nếu bạn nghĩ rằng suốt 40 tuần này, em bé chỉ ngủ và đôi khi dậy đạp mẹ thì đã sai hoàn toàn. Thực tế, em bé còn biết làm những việc cực kỳ thú vị khác.  

    

1. Bé nấc  

Đây là hiện tượng khá bình thường khi bé đã được trên 24-28 tuần tuổi, mẹ sẽ nghe thấy tiếng bé nấc trong bụng giống như tiếng nhịp tim đập hoặc tiếng “pop, pop” vậy. Tuy nhiên, không phải thai nhi nào cũng nấc khi trong bụng mẹ, tùy theo cơ địa của mẹ cũng như cơ địa của bé, bé có thể nấc từ 1-2 lần/ngày hoặc nấc nhiều hơn nhưng cũng có bé không bao giờ nấc.  

2. Bé khóc  

Thực hư chuyện thai nhi khóc trong bụng mẹ đến nay vẫn chưa có câu trả lời, và các nhà khoa học vẫn đang đau đầu nghiên cứu về hiện tượng kỳ lạ này. Bởi từng có tin đồn rằng, một phụ nữ Ấn độ và Trung Quốc đã nghe thấy tiếng trẻ khóc phát ra từ bụng bầu của mình.  

2 câu chuyện nhanh chóng lan truyền và gây nên sự tò mò thích thú trong dư luận. Đây cũng chính là một trong nền tảng đầu tiên cho vấn đề thai giáo hiện nay. Vì người ta tin rằng, cảm xúc của thai nhi không chỉ bắt đầu khi sinh ra mà đã được hình thành từ khi trong bụng mẹ, việc thai giáo thai nhi sẽ giúp đứa trẻ được sinh ra giàu cảm xúc và thông minh hơn.  

3. Không chỉ ngủ mà còn mơ  

Ngủ là ưu tiên hàng đầu của các bé trong bụng mẹ. Các bé sẽ dành 90-95% thời gian trong ngày để ngủ. Tuy nhiên, thời gian ngủ của bé trong bụng mẹ rất ngắn, chỉ khoảng 40 phút/ lần và giấc ngủ cũng không sâu. Đôi khi, mẹ chỉ cần cử động hoặc tác động nhẹ vào bụng là bé đã thức dậy.  

Đặc biệt, một số nhà khoa học tin rằng, bé còn có thể ngủ mơ ngay từ trong bụng mẹ. Giống như sau khi chào đời, bé có thể mơ về những điều đã biết, như cảm nhận trong tử cung. Càng gần ngày sinh, bé có thể ngủ 85-90% thời gian trong ngày, tương đương với bé sơ sinh.  

4. Bơi lượn "tung tăng"  

Bơi cũng là một kĩ năng đặc biệt và hoạt động thai nhi trong bụng mẹ rất thích làm. Nguyên nhân các bé có thể bơi là vì từ khi được hình thành đã sống trong môi trường chất lỏng, chính là nước ối của mẹ.  

Thai nhi sẽ bơi nhiều nhất từ tháng thứ 2-5 của thai kỳ vì khi đó không gian trong tử cung còn rộng rãi. Khi các bé lớn hơn thì sẽ chỉ xoay qua xoay lại vì không còn đủ chỗ để bơi.  

5. Thưởng thức vị ngọt ngào  

Bắt đầu từ tháng thứ 5 đến tháng thứ 7, bé đã có thể nếm các hương vị từ trong bụng mẹ, đó có thể là vị mặn hoặc ngọt của nước ối. Đây cũng là thời điểm, vị giác của bé phát triển rất mạnh, còn mạnh hơn cả người lớn nên bé thấy gì cũng ngon tuyệt. Tuy nhiên, đến tháng cuối thì vị giác lại giảm đi so với những tháng trước. 

Ngoài ra, nếu mẹ ăn những thức ăn quá mặn hoặc có nhiều mùi vị như hành, tỏi, gừng thì bé cũng đều cảm nhận được hết thông qua nước ối. Mẹ cũng lưu ý, không nên ăn quá mặn hay quá ngọt, quá nóng hoặc quá lạnh đều không tốt cho con yêu chút nào.  

6. Nuốt nước ối  

Nước ối là do cơ thể mẹ tiết ra, có tác dụng tạo ra khoang nước giúp cho thai nhi được an toàn và tránh khỏi các va đập. Nước ối được sản sinh và hấp thụ ngay trong vòng 24 giờ, có nghĩa là sau một ngày đêm nước ối thì nước ối sẽ thay đổi và làm mới. Khi ở trong bụng mẹ, thai nhi uống nước ối vào bụng, nước ối hấp thu vào máu và thải ra ngoài qua đường nước tiểu hòa vào nước ối, cơ thể mẹ hấp thu nước ối rồi lại tiếp tục sản sinh nước ối mới liên tục nhằm đảm bảo cho nước ối luôn sạch. Do vậy, các bé từ trong bụng mẹ sẽ liên tục nuốt nước ối mà không hề bị sặc.  

7. Nghịch dây rốn  

Ngoài nước ối thì dây rốn là "người bạn" duy nhất của em bé ở trong bụng mẹ nên chắc chắn những bé nghịch ngợm sẽ không bỏ qua chuyện nghịch dây rốn.  

Các bé sẽ lắc lư, xoắn tròn, đu lên dây rốn. Có nhiều trường hợp, các bé nghịch ngợm còn khiến dây rốn quấn quanh cổ 1-2 vòng hoặc bị thắt nút lại.  

8. Đấm đá, tập thể dục  

"Hoạt động giải trí" của bé trong bụng không chỉ có nghịch dây rốn mà còn có "tập thể dục". Khi muốn chơi đùa với mẹ, bé có thể đấm, đá hoặc thúc mạnh vào bụng mẹ. 3 tháng giữa là khoảng thời gian mẹ dễ nhận thấy con đạp nhất. Không ít bé "có tốt chất vận động viên từ nhỏ" còn đá khiến bụng mẹ méo hẳn đi.  

9. Làm mặt "xấu"  

Không phải các bé trong bụng mẹ là không có cảm xúc đâu nhé. Nhiều hình ảnh siêu âm 4D đã cho thấy các bé có thể làm đủ mọi biểu cảm khuôn mặt như khóc mếu, cười, lè lưỡi,...  

10. Mút mút tay ngon  

Theo các chuyên gia, ở tuần thứ 30 trở đi, bé đã bắt đầu có xúc giác và bé thích mút ngón tay cái hơn bất cứ hành động nào khác. Tuy nhiên, thi thoảng bé cũng sờ lên mặt hoặc sờ cánh tay, đầu gối, nghịch dây rốn.  

11. Cùng nhào lộn nào!  

Từ tuần 20-24, bé bắt đầu có những vận động từ nhẹ nhàng đến mạnh trong bụng mẹ. Một trong những vận động đó là huých và nhào lộn. Từ tuần 29 trở đi bé ngày càng hoạt động mạnh hơn và 2 tuần cuối ở thai kỳ bé lại hạn chế vận động do cơ thể lúc này khá nặng, di chuyển khó khăn, tử cung cũng chật hơn.  

Cũng theo các bác sỹ khoa sản, từ tuần 29 trở mẹ cần theo dõi sự vận động của bé, nếu cứ cách 10 phút bé cử động hoặc huých nhẹ hay mạnh vào bụng mẹ thì không đáng lo, nhưng bé nằm quá lâu mà không có cử động gì mẹ cũng cần phải cân nhắc đến bệnh viện khám ngay nhé.  

12, Đi tiểu thôi!  

Bé cũng đã bắt đầu biết đi tiểu ngay từ khi 3 - 4 tháng tuổi và ở 7 tháng tuổi, mỗi giờ bé tiết ra khoảng 10ml, trước khi sinh bé tiết nhiều hơn với 27ml. Nước tiểu và các chất thải của bé sẽ theo nhau thai của mẹ và bài tiết ra ngoài.   

Theo An Nhiên/phunutoday 

 

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Top 5 cung hoàng đạo mất hứng thú và nhanh chóng hết yêu, quên ngay người yêu cũ