Người biết lắng nghe thường sẽ có một cuộc đời bình yên, vì sao như vậy?

Bình Yên 2024-05-10 09:47
- “Cách nhìn của chúng ta về thế giới thực sự được định hình bởi điều chúng ta quyết định lắng nghe” (William James). Chính vì thế, học cách lắng nghe là sự sáng suốt cũng là cơ hội để mỗi người nắm giữ thành công, hạnh phúc cho mình.

Học cách lắng nghe và thấu hiểu người khác là một kỹ năng giao tiếp quan trọng trong cuộc sống. Nó không chỉ giúp bạn xây dựng niềm tin, loại bỏ xung đột, cải thiện các mối quan hệ, mà còn là cách để bạn biểu lộ sự trân trọng và quan tâm tới người khác. 

Lắng nghe tạo điều kiện cho con người gần gũi, hiểu rõ, hiểu thấu về một người nào đó. Ralph Waldo Emerson từng nói: “Người hạnh phúc là người lắng nghe; kẻ bất hạnh là kẻ thổ lộ”.

Người biết lắng nghe thường sẽ có một cuộc đời bình yên, vì sao như vậy?

Lắng nghe người khác để biết đặt mình vào vị trí của họ, để cảm thông với họ, thay vì vội vàng đưa ra những nhận định, phán xét, định kiến phiến diện, tiêu cực, khiến họ bị tổn thương. Biết lắng nghe, mỗi người sẽ biết vì người khác mà sống bao dung, vị tha, chân thành.Từ đó, chúng ta cũng sẽ cảm thấy hạnh phúc và hài lòng hơn với những gì đang xảy ra.

Dưới đây là một số lý do chính để thực hành lắng nghe trong cuộc sống của bạn:

Xây dựng mối quan hệ công việc

Nếu bạn có thể lắng nghe một cách thấu cảm, những người khác có thể có xu hướng chia sẻ kinh nghiệm của họ với bạn. Điều này giúp xây dựng lòng tin và những tương tác tích cực hơn ở nơi công sở.

Người biết lắng nghe thường sẽ có một cuộc đời bình yên, vì sao như vậy?

Giúp bạn hành động một cách cân nhắc

Một khi bạn có thói quen xem xét và cảm nhận cảm xúc của người khác, bạn sẽ biết cân nhắc và có khả năng hành động tử tế hơn trong cuộc sống hàng ngày của mình. 

Tăng năng suất, chất lượng cuộc sống

Khi tin tưởng và hiểu nhau, chúng ta thường sống và làm việc tốt hơn. Khi xung đột được giảm thiểu, họ có thể dành nhiều thời gian hơn trong ngày để làm việc, dẫn đến năng suất tốt hơn.

Người biết lắng nghe thường sẽ có một cuộc đời bình yên, vì sao như vậy?

Giải quyết vấn đề

Những thách thức trong cuộc sống, đặc biệt tại nơi làm việc thường xuyên đòi hỏi các đồng nghiệp phải làm việc cùng nhau để tìm ra cách giải quyết vấn đề. Nếu bạn là một người có xu hướng tin tưởng và chia sẻ cởi mở với đồng nghiệp của mình, bạn có thể cảm thấy thoải mái hơn khi đề xuất các cách tiếp cận mới cho các vấn đề tại nơi làm việc.

Tự tin vào bản thân

Những người biết lắng nghe thường sẽ có nhiều bạn bè xung quanh. Ngoài ra, nếu bạn thể hiện được khả năng lắng nghe của mình trong công việc, bạn còn được công nhận và thăng tiến trong sự nghiệp. Bạn sẽ cảm thấy giá trị của bản thân cao hơn và tự tin hơn vào bản thân nhiều hơn.

Người biết lắng nghe thường sẽ có một cuộc đời bình yên, vì sao như vậy?

Giảm bớt lo lắng và căng thẳng cả trong công việc lẫn đời sống cá nhân

Những lo lắng hàng ngày của chúng ta phần lớn bắt nguồn từ các mối quan hệ giữa con người với nhau. Ngay cả khi bạn nghĩ rằng mình đang đi đúng hướng thì vẫn có khả năng bạn sẽ vướng mắc phải những hiểu lầm nho nhỏ trong những cuộc hội thoại đó. Trong một số trường hợp, chỉ một sự sai lệch nhỏ trong giao tiếp thôi cũng sẽ khiến cho cuộc hội thoại đi chệch hướng và gây ra những vấn đề khó khăn.

Bằng cách cải thiện kỹ năng lắng nghe của mình, bạn có thể đọc được ý định thực sự của đối phương, giúp giảm thiểu hiểu lầm trong giao tiếp. Nhờ đó, bạn sẽ giải tỏa được những lo lắng và căng thẳng trong các mối quan hệ.

Người biết lắng nghe thường sẽ có một cuộc đời bình yên, vì sao như vậy?

Chỉ đơn thuần nghe chuyện của người khác không giúp bạn cải thiện khả năng giao tiếp. Trên tất cả, điều quan trọng nhất là bạn phải đặt mình vào vị trí của người nói, biết quan tâm và tạo cho người nói cảm giác mình đang lắng nghe họ. Hãy nhớ rõ những điều dưới đây khi bắt đầu nghe câu chuyện từ một người khác nhé!

- Thấu hiểu cảm xúc của người nói và lắng nghe câu chuyện dưới góc nhìn của họ.

- Lắng nghe câu chuyện với thái độ tích cực.

- Đồng cảm và quan tâm tới đối phương như thể đó là câu chuyện của chính bản thân mình.

- Nhìn vào mắt đối phương và cảm nhận câu chuyện.

- Trong một số trường hợp, hãy sử dụng thêm những cử chỉ như gật đầu v.v… tạo cho người nói cảm giác hứng khởi.

Một người biết lắng nghe là người có thể đặt mình vào vị trí của người nói để lắng nghe câu chuyện của họ. Tuy nhiên, dù người nghe có giỏi đến đâu thì việc đột ngột rút ngắn khoảng cách vẫn là không nên. Thay vào đó, bạn hãy từ từ từng chút một xích lại gần với cảm xúc của họ hơn.

Bình Yên (Tổng hợp)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Ăn thịt gà kết hợp với thứ này nguy hại sức khỏe, chớ dại mà thử