Đại gia Việt Nam xưa giàu có cỡ nào?

2016-08-15 07:01
- Các dinh thự xa hoa còn lại tới ngày nay ở Sài Gòn, Cần Thơ, Bạc Liêu khiến cho cả thiên hạ sững sờ về độ giàu có, tinh xảo trong xây dựng.

Nhà đại gia Hứa Bổn Hòa

Ở đất Sài Gòn cuối thế kỷ 19 có căn nhà của gia đình ông Hứa Bổn Hòa gây tiếng vang khắp nơi. Căn nhà này hiện tại là Bảo tàng Mỹ thuật Tp.HCM. Căn nhà rộng hơn 4000m2 đồ sộ có kiến trúc cầu kỳ. Sinh thời ông mong ước có một căn nhà lớn để con cháu sống chung. Sau này, con cháu chú Hỏa đã chi tiền xây dựng dinh thự hoành tráng này.

Công trình được khởi công năm 1929, hoàn thành năm 1934. Điều đặc biệt là trong ngôi nhà lớn này đã có trang bị thang máy và được xem là thang máy đầu tiên ở Việt Nam. Thang máy khá đơn giản làm bằng gỗ, trang trí họa tiết đẹp mắt.

Toàn bộ ngôi nhà có 4 tầng, mái lợp ngói âm dương. Công trình do kiến trúc sư Rivera (người Pháp) thiết kế, kết hợp kiến trúc Đông - Tây. Toàn bộ ngôi nhà có 99 cánh cửa, nhưng có thông tin nói ban đầu ngôi nhà được thiết kế 100 cửa. Một hướng dẫn khách du lịch tại địa điểm này cho hay, khi gia đình chú Hỏa trình phương án xây dựng lên toàn quyền Đông Dương thì bị cắt 1 cánh cửa do đụng phong thủy với dinh toàn quyền.

Về gia thế, ông Hứa Bổn Hòa nhờ tài làm kinh tế đã dựng nên cơ nghiệp đồ sộ vào thời bấy giờ. Ông được mệnh danh là người sở hữu nhiều bất động sản với khoảng 20.000 căn nhà ở khắp đất Sài Gòn - Gia Định xưa.

Nhà cổ Bình Thủy

Ở đất miền Tây Nam Bộ nổi tiếng với ngôi nhà cổ Bình Thủy. Ngôi nhà được xây dựng năm 1870 với kiến trúc rất cầu kỳ. Lối lên thềm nhà là 4 bậc thang hình cánh cung trang trí hoa văn rất trang nhã nối với sân rộng.

Điều đặc biệt là gạch dùng lát nền nhà được đặt và làm ở Pháp đưa sang. Đây là gạch bông hoa đỏ - đen. Bên trong ngôi nhà còn rất nhiều đồ cổ có giá trị như mặt bàn bằng đá cẩm thạch sắc xanh, đèn chùm bạch đăng, bộ bàn ghế kiểu Pháp đời Louis 15.

Dù ngoài trời đang nóng nhưng khi bước vào căn nhà này đều cảm nhận được sự mát mẻ như điều hòa. Nguyên nhân do từ khi xây dựng đã được đổ một lớp muối hạt ở dưới trước khi lát gạch, căn nhà còn được xây cách mặt đất 1m. Ngói lợp có 3 lớp, lớp cuối được lót vôi bột để cách nhiệt để tạo sự thông thoáng. Bên cạnh đó, căn nhà được nâng đỡ bởi 24 chiếc cột làm từ gỗ căm xe, cà chất đặt trên các bệ đá.

Khu vực gian giữa của nhà là nơi thờ tự, trong đó, các hương án, khánh thờ, liễn..được làm từ gỗ khảm xà cừ.

Nhà Công tử Bạc Liêu 

Nếu nói đến những căn nhà của đại gia xưa không thể không nhắc đến nhà công tử Bạc Liệu (Bạc Liêu). Ngôi nhà được xây năm 1919 kiểu biệt thự Tây Âu hiện đại, do kỹ sư người Pháp thiết kế. Ngày nay, đây là địa điểm thu hút rất đông khách du lịch đến thăm.

Ngoài bộ trường kỷ “Ngũ sơn” kể trên còn có bộ bàn xoay “Tam lân” (bàn tròn mặt bằng đá, chân quỳ tam giác có chạm 3 con lân), bộ “Tượng bành” (có hình chiếc bành đặt trên lưng voi), sạp “Tam thành” (3 vách) là nơi ngủ của Trần Trinh Khương, em trai của Công tử Bạc Liêu), giường ngủ của ông bà Hội đồng Trạch, giường cho khách hút thuốc phiện, bàn đánh bài… đều là những vật dụng rất có giá trị. 

Đại gia Việt Nam xưa giàu có cỡ nào?

Các vật liệu trong nhà như khung sắt trang trí, đá cẩm thạch lát nền, cửa, thép đúc đều được chuyển từ Pháp qua để xây dựng. Thậm chí các ốc vít trong nhà đều khắc chữ P như lời khẳng định được làm từ Paris (Pháp). Bàn ghế trong nhà được khảm xà cừ, còn ấm và tách trà trang trí các hoa văn rồng bay, phượng múa mềm mại.

Trên trần nhà có treo những chiếc đèn chùm pha lê ấn tượng, trong đó còn có cả những chiếc đèn măng - sông để thắp sáng ngôi nhà.

Đông Ngân (Tổng hợp)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Top 5 cung hoàng đạo được ví như nàng 'tiểu tiên nữ' trong mắt người khác giới