Ảnh: Chị em học cách hạ gục "yêu râu xanh"

Hạnh Nguyên Mai 2014-12-20 15:25
- Ở một đất nước mà cứ 22 phút lại xảy ra một vụ xâm hại tình dục thì việc tìm ra biện pháp để giải quyết vấn nạn bạo lực tình dục luôn là đề tại được nhắc đến trong các cuộc hội nghị. Phụ nữ Ấn Độ đằng sau việc tích cực tự trang bị các biện pháp phòng vệ cho mình là một nền văn hóa xã hội bảo thủ ăn sâu vào tiềm thức.
Ngày 5/12/2014 tại thành phố New Delhi Ấn Độ, một phụ nữ bị một tài xế lái taxi của hãng Uber cưỡng hiếp, sự việc khiến các nhà hoạt động xã hội đồng loạt gửi đơn kháng nghị lên chính phủ khiến chính phủ buộc phải ngừng hoạt động của tất cả các hãng taxi không qua đăng kí. Giới truyền thông Ấn Độ thời gian qua đặc biệt quan tâm đến vấn nạn bạo lực tình dục, đây chính là một bước tiến có được từ sau sự kiện một cô gái bị cưỡng hiếp tập thể trên xe bus hai năm trước. Trong hình là loại súng ngắn, nhẹ được thiết kế dành riêng cho nữ giới.
Tháng 12/2012, một cô gái Ấn Độ 23 tuổi bị 6 kẻ cưỡng hiếp tập thể và ngược đãi trên xe bus tại thành phố New Delhi khiến cả xã hội phẫn nộ, sau hai tuần không được chữa trị cô đã qua đời. Gia đình nạn nhân yêu cầu một cuộc điều tra và xét xử công khai, điều này đã khiến cho chính phủ Ấn Độ, lần đầu tiên,  bắt đầu chú ý đến tầm quan trọng của vấn đề bạo lực tình dục tại đất nước này. Trong ảnh là trạm xe bus nơi bắt đầu thảm kịch của cuộc đời cô gái trẻ kể trên.
 
Priyank Chandani 26 tuổi trên chuyến xe bus đêm đến chỗ làm. Cưỡng hiếp là 1 trong 4 vấn nạn mà nữ giới Ấn Độ gặp phải. Năm 2012 ở đất nước này xảy ra hơn 24 923 vụ cưỡng hiếp, chỉ 1/10 trong số đó được báo với cảnh sát, trong khi đó ở Mỹ con số này là 46%
 
Ở một đất nước mà cứ 22 phút lại xảy ra một vụ xâm hại tình dục thì việc tìm ra biện pháp để giải quyết vấn nạn bạo lực tình dục luôn là đề tại được nhắc đến trong các cuộc họp liên bang và cũng là trạch nhiệm của những nhà lãnh. Rajasthan là tiểu bang lớn nhất tại Ấn Độ, cũng là nơi bắt đầu của các vụ bạo lực gia đình dẫn đến hành vi cưỡng hiếp, tỉ lệ bạo lực gia đình ở bang này cao thứ hai cả nước
 
Khi vấn đề nữ quyền và an toàn cho nữ giới ở mức độ đáng báo động, các cô gái Ấn Độ phải học cách tự bảo vệ mình chứ không phải học cách im lặng chấp nhận. Trong ảnh Vidushi 12 tuổi trong một lớp học bắn súng. Nạn xâm hại tình dục bùng phát ở Ấn Độ có nguồn gốc sâu xa từ nền văn hóa, chính trị cùng nhiều yếu tố khác, chứ không phải là vấn đề ngày một ngày hai
 
Trong nền văn hóa truyền thống của Ấn Độ, nữ giới có địa vị rất thấp. Mua bán vợ, trao đổi vợ, cho thuê vợ... là những hiện tượng rất phổ biến ở Quốc gia này. Nữ giới ở những giai đoạn khác nhau của cuộc đời luôn phải chịu những mối nguy hiểm không giống nhau: bạo lực, ngược đãi, sức khỏe, xúc phạm... trong đó tội phạm tình dục là đặc biệt nghiêm trọng. A, 19 tuổi trong một trại tị nạn tạm thời. Cô bị ép gả cho một người đàn ông cao tuổi nghiện rượu thường xuyên ngược đãi, đánh đập cô, nhưng gia đình mẹ đẻ lại không cho phép cô được quay về
 
Hội nghị bàn về bảo vệ quyền lợi phụ nữ diễn ra giữa cảnh sát và tổ chức bảo vệ phụ nữ. Chính quyền bang Rajasthan triển khai một khóa ủng hộ phụ nữ tự trang bị vũ trang, nội dung bao gồm: thành lập đội nữ cảnh sát, mở các văn phòng tư vấn, thành lập các trại tị nạn cho những phụ nữ bị bạo hành gia đình, mở các lớp huấn luyện, giảng dạy những biện pháp tự vệ cho nữ giới
 
Trong ảnh một nữ cảnh sát Ấn Độ đang hướng dẫn các cô bé những biện pháp tự vệ. Tại Ấn Độ, nữ giới được xem như một thứ tài sản cá nhân, thông thường 10 tuổi đã bị đem gả đi, vì những tranh chấp hồi môn mà bị ngược đãi, bị biến thành nô lệ. Mặc dù năm 2005 chính phủ đã quy định mọi hành vi bạolực, ngược đãi phụ nữ đều là phạm pháp, nhưng tình hình dường như không được cải thiện
 
Các vụ án cưỡng hiếp thường bị cảnh sát Ấn Độ xem nhẹ và thường được đưa ra kết luận “không khởi kiện”. Đối với những vụ án được đưa ra tòa, thường có thời gian điều tra rất dài, sau cùng bị bỏ quên hoặc xem nhẹ. Trong thời gian diễn ra điều tra, cuộc sống của người bị hại và gia đình đều chịu những ảnh hưởng hết sức nặng nề, vì thế phần lớn những người bị hại đều chọn cách im lặng. Trong ảnh các cô bé đang luyện tập các biện pháp tự vệ
 
Viddya 27 tuổi tại một trung tâm quản lí nguy cơ phụ nữ. Cô đã im lặng chịu những trận đòn roi của người chồng cho đến khi hắn tìm cách siết cổ cô, trong hình hằn rõ vết thương trên cổ cô gái. Quyền lợi của người phụ nữ Ấn Độ phần lớn được hoạch định bởi hai từ “đẳng cấp”, việc thay đổi truyền thông là vô cùng khó khăn. Trong xã hội Ấn Độ địa vị của người phụ nữ khá gượng ép, mặc dù có quyền bỏ phiếu nhưng họ lại không thể biến quyền lợi ấy trở thành một công cụ bảo vệ chính mình
 
S 31 tuổi cùng con gái 3 tuổi trong một trại tị nạn tạm thời để trốn chạy những trận đòn roi của chồng và gia đình chồng. Đối với phụ nữ Ấn Độ, thay vì hi vọng vào chính phủ có thể thay đổi địa vị thấp kém của người phụ nữ, thì việc học lấy đôi, ba biện pháp phòng thân xem ra thiết thực hơn
 
Sunita tại trung tâm quản lí nguy cơ nữ giới. Cô gái 19 tuổi này đã trải qua rất nhiều chuyện, khi còn là một cô bé cô bị cưỡng hôn, li dị rồi lại tái giá, nhưng người chồng thứ hai lại không ngừng ngược đãi cô
 
Lalita 27 tuổi tại trung tâm tư vấn phụ nữ. Phụ nữ Ấn Độ đằng sau việc tích cực tự trang bị các biện pháp phòng vệ cho mình là một nền văn hóa xã hội bảo thủ ăn sâu vào tiềm thức. Có ý kiến cho rằng muốn thay đổi tình trạng bi thảm của phụ nữ Ấn Độ trước tiên cần thay đổi quan niệm xã hội, bao gồm quan niệm của nam giới với nữ giới, và của nữ giới đối với chính mình. Tuy nhiên, việc thay đổi những quan niệm truyền thống để hiện thực hóa hi vọng về sự bình đẳng vẫn là một điều rất khó khăn
Hạnh Nguyên Mai -Dịch theo Sina
(Theo congluan.vn)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Học giáo viên thể hình 9X 8 bài tập giảm mỡ bụng siêu nhanh để có vòng 2 con kiến như mơ