5 việc này làm trong tháng 7 âm sẽ mang lại nhiều may mắn, thuận lợi nhưng nhiều người không biết
Tin liên quan
1. Chọn ngày đẹp bao sái bàn thờ, tỉa chân nhang
Tháng 7 Âm lịch sắp đến, nhiều gia đình chuẩn bị sắp xếp, dọn dẹp ban thờ, rút tỉa chân nhang để tới Rằm tháng 7 âm đón gia tiên về được sạch sẽ, thanh tịnh.
Tuy nhiên, bao sái, dọn dẹp ban thờ làm sao để không phạm phải kiêng kỵ, bất kính với thần linh thì không phải ai cũng biết.
Tháng 7 âm là thời điểm nhân khí không tốt, địa khí cũng ít bình ổn, do vậy, đây không phải thời điểm thích hợp để "động" bát hương. Thời gian tiến hành bao sái ban thờ nên chọn một ngày phù hợp vào nửa cuối tháng 6 âm lịch, hoặc tiện ngày nào thì làm ngày đó (cẩn thận thì chọn ngày đẹp, giờ tốt để bao sái).
2. Cúng lễ vào mùng một tháng 7 Âm lịch
Mùng 1 tháng 7 âm lịch đặc biệt vì là ngày bắt đầu của tháng Vu lan báo hiếu, cũng là khoảng thời gian mà nhiều người kiêng kỵ gọi là "tháng cô hồn".
Theo truyền thống, cứ vào mùng 1 âm lịch hàng tháng, các gia đình Việt thường chuẩn bị lễ cúng gia tiên để cầu mong mọi đều cát tường, như ý cho một tháng mới. Việc sắp đồ cúng lễ bình thường theo phong tục cổ truyền vùng miền, không theo chuẩn mực nào.
3. Lễ Thất tịch – Tết Ngâu
Ngày Thất tịch 7/7 Âm lịch là một trong những ngày lễ quan trọng. Vào ngày này, dân gian gọi là ngày "ông Ngâu bà Ngâu" theo tích chuyện Ngưu Lang và Chức Nữ.
Ngoài tên gọi lễ Thất tịch, ngày này còn có tên là Tết Ngâu hay ngày ông Ngâu bà Ngâu. Người phương Tây gọi đây là ngày Valentine của các nước Đông Á.
Thời vua Lý Thánh Tông (1054 – 1072) nhà vua 42 tuổi vẫn chưa có con để truyền ngôi vị. Ngài đã vào một ngôi chùa để cầu tự vào ngày 7 tháng 7 âm lịch – nhờ đó sinh ra Thái tử Càn Đức. Từ đó ngày này hàng năm diễn ra lễ hội được tổ chức ở chùa Hà (Hà Nội) – trở thành lễ hội cầu tình duyên, gia đình hạnh phúc, con đàn cháu đống.
4. Lễ Xá tội vong nhân (Rằm tháng 7)
Ở Việt Nam Rằm tháng 7 âm (ngày Vọng) gọi là Tết Trung Nguyên, ngày 'Xá tội vong nhân' - theo tích xưa là ngày Diêm Vương mở cửa địa ngục cho các cô hồn về thăm dương gian, con cháu.
Ngày xá tội vong nhân chỉ trong ngày Rằm tháng 7 chứ không phải cả tháng như nhiều người lầm tưởng. Ngày này dân gian cúng bố thí cháo loãng, gạo, bỏng, muối… cho các cô hồn không ai cúng bái. Việc này mang tính nhân văn, cầu nguyện cho những vong hồn đang vất vưởng nơi dương gian được siêu thoát và đầu thai chứ không chỉ có mỗi hàm ý “xua đuổi” để người sống được yên ổn.
Theo khoa học, ngày Rằm tháng 7 vốn là ngày cực thịnh của âm khí (là ngày Mặt trăng tác động mạnh nhất lên Trái đất) – nhất là trong tháng 7 âm lịch âm khí mạnh nên mất cân bằng âm dương, ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Người xưa hay đốt vàng mã hóa cho người âm – là một trong những cách giúp cân bằng lại âm – dương khi khí âm cực vượng. Nhưng nếu lạm dụng việc đốt mã thái quá thì sẽ thành mê tín.
5. Lễ tạ cuối tháng
Kết thúc tháng 7 âm với nhiều ý nghĩa tâm linh quan trọng nhiều nhà sắm biện hoa tươi, trái cây lễ tạ Thần linh, gia tiên đã phù trợ cho con cháu được bình an, mạnh khỏe đi qua tháng 7 âm.
Lễ Vu lan hay Xá tội vong nhân đều là những lễ quan trọng của người Việt, thể hiện lòng kính trọng, biết ơn với các bậc sinh thành, đề cao việc báo hiếu và làm phúc bố thí – thể hiện tính nhân văn của người Việt luôn hướng về tổ tiên, báo hiếu đấng sinh thành.
Mỗi nghi lễ trong tháng 7 âm được tổ chức vào một thời điểm nhất định. người dân nên chọn giờ Hoàng đạo trong ngày nhằm đón được Thiên khí tốt nhất, theo quy trình chuẩn phong thủy chính phái.
Ni Trần (Tổng hợp)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất