Khung giờ vàng cúng mùng 1 tháng 7 "cô hồn" để kích tài lộc, vượng khí gia tăng cho cả tháng

2024-08-04 09:43
- Theo chuyên gia phong thủy, mọi người có thể tham khảo khung giờ vàng cúng ngày mùng 1 tháng 7 âm lịch để kích tài lộc, vượng khí gia tăng cho cả tháng may mắn dưới đây.

Tháng 7 âm lịch còn được gọi là tháng 7 cô hồn. Theo quan niệm, đây là tháng không may mắn. Bởi vậy, ngay từ mùng 1 tháng này, các gia đình thường sửa soạn lễ chu đáo hơn để tiến hành cúng lễ mong tổ tiên phù hộ độ trì cho nhà cửa an yên, mọi chuyện thuận lợi. Ngoài việc chuẩn bị lễ vật chu đáo, gia chủ cũng chọn thời khắc đẹp để lên hương cầu khấn được linh ứng.

Theo chia sẻ của chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà, ngày mùng 1/7 âm lịch Giáp Thìn 2024 là ngày Canh Tý, tháng Nhâm Thân. Khung giờ vàng lộc để gia chủ thắp hương thần mùng 1 tháng 7 âm lịch có các giờ hoàng đạo:

+ Kỷ Mão (5h-7h): Ngọc Đường

+ Nhâm Thìn (7h-9h): Kim Quỹ

+ Giáp Thân (15h-17h): Thanh Long

+ Ất Dậu (17h-19h): Minh Đường

Lễ vật cúng mùng 1 tùy theo điều kiện gia đình. Nếu gia chủ cúng mùng 1 không kèm theo cúng cô hồn thì nên sắm lễ vật gồm: hương hoa, trầu, nước, rượu, hoa quả.

Khung giờ vàng cúng mùng 1 tháng 7 cô hồn để kích tài lộc, vượng khí gia tăng cho cả tháng

Các gia đình thường cúng thần linh và gia tiên vào ngày mùng 1 tháng 7 âm lịch.

Lưu ý khi cúng Mùng 1 tháng 7 Âm lịch

Để buổi lễ được diễn ra suôn sẻ, gia chủ cần phải lưu ý một số điều sau để tránh ảnh hưởng đến quá trình thờ cúng:

Gia chủ hoặc người tiến hành khấn vái cần ăn mặc trang nghiêm, thái độ đúng mực, kính cẩn. Việc khấn, cúng thổ công cần được thực hiện trước rồi mới đến chân linh gia tiên.

Chuẩn bị đầy đủ lễ vật cho mâm cúng Thổ Công và phù hợp với văn hóa cúng kiến của người Việt Nam.

Lưu ý chọn ngày và giờ hợp phong thủy để mang lại nhiều may mắn và thuận lợi cho gia chủ. Cần sử dụng bài văn khấn trong nghi lễ cúng Thổ công và gia tiên phù hợp tùy theo điều kiện và mục đích cúng.

Tháng 7 âm lịch vì sao dân gian gọi là tháng cô hồn?

Chia sẻ với Vietnamnet, TS Dương Hoàng Lộc - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tôn giáo, Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn - Đại học Quốc gia TP.HCM cho biết, quan niệm tháng 7 âm lịch là tháng cô hồn có từ lâu và mang tính phổ biến.

TS Lộc dẫn lời Vi Lê Minh, nhà nghiên cứu văn hóa ở Trung Quốc cho thấy, tại đất nước này, có nhiều địa phương còn gọi tháng 7 âm lịch là "Quỷ tiết", "Thi cô" và đây là thời điểm để mọi người dân cầu nguyện cúng vái.

Theo TS Lộc, niềm tin trên bắt nguồn từ Đạo giáo, sau đó ảnh hưởng mạnh mẽ trong dân gian Trung Quốc. Dưới sự ảnh hưởng của niềm tin này, dân gian Trung Quốc lưu truyền quan niệm cõi âm do Địa Quan Đại Đế quản lý.

Tháng 7 âm lịch, đặc biệt là ngày rằm của tháng này trùng với ngày sinh nhật của Địa Quan Đại Đế nên cửa địa ngục sẽ mở. Điều này đồng nghĩa với việc ma quỷ, vong hồn quay lại trần gian mang theo những tai ương, xui rủi cho mọi người.

Do đó, vào ngày này, dân gian Trung Quốc bày hương án cúng tế ma quỷ, thả đèn trôi sông nhằm chỉ lối dẫn đường cho các linh hồn ma quỷ bị chết oan từ nhiều kiếp trước bước qua cầu Nại Hà để đầu thai.

TS Lộc cho biết tại nước ta, dân gian cho rằng Tết Trung nguyên tháng 7 là Địa quan xá tội, tức những vong hồn dưới âm phủ được lên cõi trần gian. Do đó, người ta bày mâm cúng thí thực cô hồn. "Vào thời điểm này, các chùa cũng thiết lập trai đàn chẩn tế để 'tài pháp nhị thí' cho các cô hồn ngạ quỷ vất vưởng, đồng thời đây là dịp con cháu đến chùa cầu siêu cho ông bà tổ tiên đã qua đời", TS Lộc nói.

Ni Trần (Tổng hợp)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


6 bài tập tạ đơn giản giúp bạn sở hữu vòng eo thon gọn