Ức chế vì láng giềng như cái "giếng làng"

Tuệ Lâm 2016-04-04 06:00
- Ối giời ơi là giời! Cái trò bệnh hoạn khốn nạn gì thế này? Tôi không kiềm chế được, tôi cầm gậy đánh ông ta túi bụi. Tay tôi đánh, mồm tôi la: “Này thì chửi bà này, này thì ném rác sang nhà bà này. Này thì gạ gẫm này. Đồ khốn nạn. Ối giời ơi là giời, ơi xóm giềng ơi sang mà xem nó sàm sỡ tôi”...

Một buổi tối, chồng tôi về nhà và thông báo rằng, sắp tới anh ấy sẽ đi làm ở một chi nhánh khác. Hy vọng anh sẽ sớm được về nhà với vợ con thôi, chắc là sau một năm. Tôi nghe chồng nói mà thấy bần thần quá. Một năm, tôi sẽ làm gì với đứa con nhỏ còn đang bú mẹ, với biết bao nhiêu điều ngổn ngang?

Tôi định ở nhà nuôi con, đến khoảng 2 tuổi thì cho cai sữa rồi sẽ đi phỏng vấn xin việc. Vậy mà bây giờ anh ấy xa nhà, hy vọng là được về gần vợ con sau một năm, nhưng biết đâu thời hạn kéo dài hơn thì tôi xoay sở thế nào đây? Nhỡ khi con cai sữa, tôi đi phỏng vấn xin việc, chồng vẫn chưa về nhà, thì ai sẽ cùng với tôi đưa con đi gửi trẻ và đón con nếu những buổi chiều tôi đi làm về muộn. Nghĩ thế đã muốn khóc òa lên rồi. Chồng tôi dỗ dành, bảo anh đã làm thủ tục vay ngân hàng rồi, chúng mình sẽ mua một ngôi nhà trả góp cho em và con đỡ cảnh ở thuê trong lúc anh xa.

Mua nhà, vì không muốn ở chung cư, vừa đắt lại chật chội nên chúng tôi quyết định ra một xóm nhỏ ở ngoại thành. Nơi này trước đây người ta gọi là khu 'vườn cam', vì mấy chục hộ gia đình ở đây đều trồng cam xuất khẩu. Sau đó thì đô thị hóa, rồi cam và nông sản mất giá, người ta xẻ đất ra, bán cho các hộ gia đình trẻ. Giá không quá cao, so với chung cư thì diện tích có thể rộng gấp đôi ba lần mà chi phí chỉ hơn một nửa.

Chồng tôi vay tiền, chỉ trong vòng một tháng đã chọn được một ngôi nhà ưng ý: Nhà xây hai tầng theo kiểu mới, hiện đại, rộng và thoáng. Có mấy cây cam của chủ cũ để lại, có vườn rau nho nhỏ. Như vậy là tuy không mất công chăm sóc, mỗi năm vẫn có chút hoa quả sạch cho con trẻ. Giá lại vừa phải, chồng tôi vui lắm, nhà vừa sang tên đổi chủ xong thì anh đến ngày phải ra sân bay rồi. Mẹ con tôi tiễn anh đi, bịn rà bịn rịn. Nhưng dù sao thì có ngôi nhà, tôi cũng cảm thấy mình được an ủi phần nào, đỡ vất vả hơn cái hồi phải ở nhà thuê.

Ức chế vì láng giềng như cái

Có điều tôi thấy, ở cái xóm ngoại ô này, những người hàng xóm sống đúng kiểu nông thôn cũ, hay để ý vặt, ưa tò mò. Đã thế họ lại nhiều thành kiến và đôi khi bênh vực nhau vô lý.

Đỉnh điểm của cái sự 'chán' là ngay cạnh nhà tôi có một ông hàng xóm vô cùng nát rượu. Sáng ra, trên tay ông ấy đã lăm lăm chai rượu tầm lít rưỡi. Trưa đến, chân ông ấy rung rung đá đá vào nhau. Chiều, ông sẽ ngủ, khoảng 4-5h tỉnh dậy, lúc vợ con đi làm ruộng làm vườn hết, ông mới bắt đầu chửi. Ông giống như Chí Phèo, chửi đất chửi trời, chửi tất cả mà lại không cụ thể đối tượng nào. Nhưng từ khi tôi chuyển về đây, ông bắt đầu... chửi tôi!

Tôi có làm gì đâu, tôi không sai gì cả, nên ban đầu ông chửi vu vơ, nào là 'cái đồ vô học, cái quân mất dạy', tôi mặc kệ. Như thế chán chê đến cả mấy tuần, ông cảm thấy tôi không bận tâm gì, thì bắt đầu kiếm cớ. Đầu tiên là những bịch rác lớn bé cứ từ vườn nhà ông bay vèo vèo sang cổng nhà tôi. Có bịch quăng lên cả ban công tầng hai.

Tôi không nói với ông, vì nghĩ, người say thì nói làm gì. Tôi sang nhà gặp vợ con ông để góp ý thì họ bảo, họ chịu thôi, có phải lúc nào cũng kèm cặp ông ấy được đâu. Tôi biết, cái gia đình ấy 'cùn' rồi, họ không bảo được nhau. Nên tôi cứ thấy rác nhà ông ấy ném sang thì tôi ném lại. Thế là bắt đầu một cái cớ to đùng để ông ấy chửi đích danh tôi.

Ức chế vì láng giềng như cái
Ông ấy réo tên tôi, réo họ hàng tổ tiên nhà tôi ra, chửi từ chiều đến đêm về sáng. Chửi chán, ông ấy xông vào đạp cổng đạp tường, bật loa thùng chĩa thẳng sang cửa sổ tầng 2, nơi con bé con nhà tôi đang ngủ bỗng nhiên khóc thét. Ức quá, tôi vóng sang, hỏi 'Ông làm cái gì đấy' thì ông ấy bảo: 'Tao phải dạy mày bài học, mày dám vứt rác sang nhà tao'.

Tôi không biết nói gì với kiểu người này, đành tìm đến những người làm trong tổ dân phố để trình bày. Mang tiếng là tổ dân phố thế thôi, nhưng họ thực ra cũng chỉ là những người nông dân, nói còn ngọng nghịu, hiểu biết về pháp luật thì hạn chế. Nhất là nặng về tình làng nghĩa xóm, thêm cái quan niệm 'ma cũ' thì được quyền bắt nạt 'ma mới' nên cứ mặc cho tôi trình bày. Họ chỉ bảo: 'Thôi cái này mâu thuẫn hai nhà, về bảo nhau?!'. Đến đây, tôi ức muốn ói máu lên rồi ấy. Chồng xa, con nhỏ, mình tôi lăn lộn vất vả đủ điều, lại còn phải chống đỡ với ông hàng xóm nữa.

Nhưng rồi, chuyện còn tệ đến mức không thể tưởng tượng ra. Hôm ấy, tôi đang ru con ngủ, buổi tối nên nhà cửa xóm giềng im ắng lắm. Tự nhiên thấy có bước chân người nhảy 'bịch' xuống ban công. Tôi sợ thót tim. Không hiểu bọn trộm cắp liều lĩnh đang giở trò gì.

Tôi vội đặt con xuống giường, ra ngoài khóa cửa phòng ngủ lại, nhét sẵn chìa khóa xuống cái hộp ngoài phòng khách. Tôi phải khóa thế vì tôi đề phòng bọn trộm cùng đường, sẽ xông vào phòng ngủ làm hại con tôi. Tay cầm sẵn cái gậy to như cổ tay, lăm lăm ra cửa ban công tầng 2, chờ xem nếu trộm đẩy cửa vào, tôi sẽ đánh!

Ức chế vì láng giềng như cái 'giếng làng'

Khi tôi nhìn qua khe cửa thì thấy rõ người vừa nhảy vào ban công nhà mình là... ông hàng xóm say. Quan sát kỹ là ông ta chỉ có một mình và không mang vũ khí. Tôi bất thần rút chốt cửa nhà, lao ra ban công, định hô hoán ầm ỹ lên cho xóm giềng nghe thấy, thì bất ngờ ông ấy xông vào bịt miệng tôi.

Tôi cầm gậy lăm lăm trong tay thế mà không kịp đập ông ấy cái nào. Ông ấy cứ thế ôm lấy tôi rồi ghét vào tai tôi, “suỵt suỵt, anh bảo này, suỵt suỵt”. Tôi giằng được ra, thấy ông ta “suỵt suỵt”, rồi chắp chắp tay như xin tôi đừng nói to. Tôi bình tĩnh lại, nghe xem thế nào, thì ông ấy bảo: “Em xa chồng, có thèm không? Anh thấy em ngon quá, hay là chiều anh tí? Chiều anh, mai anh không ném rác rồi chửi em đâu!”

Ối giời ơi là giời! Cái trò bệnh hoạn khốn nạn gì thế này? Tôi không kiềm chế được, tôi cầm gậy đánh ông ta túi bụi. Tay tôi đánh, mồm tôi la: “Này thì chửi bà này, này thì ném rác sang nhà bà này. Này thì gạ gẫm này. Đồ khốn nạn. Ối giời ơi là giời, ơi xóm giềng ơi sang mà xem nó sàm sỡ tôi”...

Công an phường mời cả tôi và lão ta lên làm bản tường trình. Lão ta mồm năm miệng mười, bảo tôi gạ gẫm lão ta, bảo tôi xui lão ta trèo lên rồi giở giọng. Tôi cũng không vừa, tôi vốn là người có học, hiểu biết pháp luật cao hơn hẳn nên tôi trình bày ngọn ngành với công an. Hơn nữa, lão không có bằng chứng gì chứng minh được là tôi gạ gẫm. Sau vụ đó, lão bị phạt tiền rất nặng. Mỗi lần vợ con lão nhìn thấy tôi là mặt hằm hằm, chừng như tôi làm hại cả gia đình họ. Nhưng đành vậy thôi, họ không bảo được nhau, nên để cho tôi “dạy”, thế là xứng đáng!

Tuệ Lâm

Ảnh: Sưu tầm

Chia sẻ tâm sự, kinh nghiệm của bạn về cuộc sống tình yêu, hôn nhân và gia đình tại đây.
Xem thêm:

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


3 tông màu trang phục mà nàng nào cũng nên có trong mùa Giáng sinh