Người mẹ mắc 2 vấn đề này, khi mang thai đối diện với nguy cơ suy thận rất cao, cảnh giác không thừa

2017-12-04 13:20
- Suy thận khi mang thai có thể xảy ra, khi thai phụ mắc bệnh cao huyết áp, có tiền sửa tiền sản giật.

Trước đó, Emdep.vn đã thông tin về trường hợp của chị Đặng Thị Xiêm (Yến Dương, Ba Bể, Bắc Kạn) bị suy thận sau khi mang thai, phải điều trị chạy thận nhân tạo. Dù bị suy thận nhưng chị Xiêm luôn mong mỏi sẽ có cơ hội được mang thai và làm mẹ một lần. Điều mong mỏi của chị Xiêm rất chính đáng nhưng nhiều độc giả đã đặt ra câu hỏi vì sao mang thai lại tăng nguy có suy thận.

Có hay không chuyện suy thận khi mang thai

Ảnh minh họa.

Trao đổi với chúng tôi, PGS.TS.BS Nguyễn Thị Hoài Đức cho hay một người phụ nữ khỏe mạnh khi mang thai sẽ gặp vô số các nguy có đối với sức khỏe, dễ xảy ra tai biến trong suốt quá trình mang thai, sinh đẻ. Nguy cơ suy thận khi mang thai có thể xảy ra khi thai phụ mắc bệnh cao huyết áp, có tiền sửa tiền sản giật. Khi mang thai, sự thay đổi các yếu tố nội tiết kèm thêm bệnh lý hiện có sẽ dẫn tới suy thận cho thai phụ. Người đã được chẩn đoán bị bệnh thận (viêm thận, viêm cầu thận...) nên điều trị ổn định trước khi nghĩ tới việc có thai. 

“Nếu có bệnh cao huyết áp và tiền sản giật khi mang thai sẽ làm tăng nguy cơ dẫn tới bệnh về thận hay hoặc nguy cơ suy thận cấp. Suy thận cấp ở phụ nữ mang thai sẽ có triệu chứng phù chân, tiểu ít, đau bụng, buồn nôn, mệt mỏi gần giống với ốm nghén. Trường hợp mang thai bị suy thận cấp cần phải nhập viện để điều trị phối hợp của chuyên khoa thận và sản”, PGS.TS Hoài Đức nói.

Nguy cơ nào với mẹ?

Nếu một người đã có thể làm tăng bệnh lý về thận nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và con. Trong quá trình mang thai, nếu sản phụ không được theo dõi thì nguy cơ con bị nhiễm độc thai nghén là rất cao, sản phụ và con thể tử vong bất cứ lúc nào.

PGS.TS Nguyễn Thị Hoài Đức cho hay: “Duy trì thai kỳ an toàn cho bệnh nhân suy thận mãn là rất khó khăn và nguy hiểm cho người bệnh. Tôi không khuyến khích các bệnh nhân mắc bệnh thận mãn tính mang thai”.

Còn theo TS.BS Nguyễn Hữu Dũng, Trưởng khoa Thận Nhân tạo, Bệnh viện Bạch Mai, một bệnh nhân suy thận mãn tính phải lọc máu mang thai và duy trì thai sẽ rất khó khăn. Bệnh nhân suy thận có độc tố trong máu cao nên thai nhi cũng không thể phát triển được bình thường.

Một bệnh nhân chạy thận mãn phải chạy thận chu kỳ nếu mang thai sẽ được bác sĩ điều chỉnh lại chu kỳ lọc thận. Bên cạnh đó, bệnh nhân sẽ được điều chỉnh một số loại thuốc điều trị, các loại thuốc này thường sẽ không ảnh hưởng tới thai nhi.

“Nếu như trường hợp bệnh chạy thận mãn tính muốn sinh con thì cần phải có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa để quản lý thai nghén an toàn cho cả mẹ và con. Khi mang bệnh nhân sẽ được thay đổi, điều chỉnh lọc máu, bệnh nhân cần phải lọc máu hàng ngày, điều chỉnh dùng thuốc vừa hỗ trợ cho sự phát triển của thai nhi”, TS.BS Nguyễn Hữu Dũng nói .

Theo chương trình nghiên cứu của Chương trình nghiên cứu đa trung tâm của Châu Âu đã ghi nhận 23 trường hợp có thai trong khi chạy thận nhân tạo được đăng ký theo dõi, chăm sóc sinh con, khoảng 52% trẻ được sinh và sống bình thường từ những người mẹ chạy thận.

Ngọc Minh

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Khả Ngân: Từ hot girl vướng nhiều lùm xùm đến diễn viên sáng giá