Ăn chè đậu xanh mà không biết những lỗi sai này chắc chắn sẽ rước thêm bệnh vào người

Thiện Duyên 2017-06-30 17:15
- Mùa hè ăn chè đậu xanh vừa ngọt mát, thanh nhiệt giải cảm còn kích thích thèm ăn, giảm mỡ máu và cholesterol. Tuy nhiên, một số thói quen ăn món chè này có thể phản tác dụng, gây hại cho sức khỏe mà bạn cần chú ý.

Ăn chè đậu xanh mà không biết những lỗi sai này chắc chắn sẽ rước thêm bệnh vào người

Ăn chè đậu xanh ăn sai cách sẽ lợi bất cập hại

Không nên ăn chè đậu xanh ướp lạnh

Chè đậu xanh vốn là món ăn thanh mát nhưng nhiều người vẫn thích dùng lạnh hơn nóng. Thói quen cho chè vào tủ lạnh, thậm chí sau đó còn cho thêm đá viên vào khi ăn để tăng cảm giác mát lạnh tuy ngon miệng nhưng rất có hại. Chè đậu xanh khi ăn lạnh dễ tổn thương tỳ vị, đặc biệt với người có thể chất hàn càng gây ra tác hại nghiêm trọng hơn.

Không nên cho thêm muối vào chè đậu xanh

Với những người phụ trách nấu nướng, chúng ta thường nghe họ khuyến cáo rằng nên cho thêm chút muối để làm cho độ ngọt của đường “đậm đà” hơn. Xét về khẩu vị thì quy tắc này có tác dụng phần nào nhưng về sức khỏe thì tốt nhất bạn không nên cho muối vào món chè đậu xanh.

Ăn chè đậu xanh mà không biết những lỗi sai này chắc chắn sẽ rước thêm bệnh vào người

Muối rất dễ làm phá hủy và thất thoát thành phần vitamin thủy dung có trong đậu xanh. Từ đó làm giảm tính năng có lợi cho sức khỏe của món ăn này.

Không dùng đồng thời chè đậu xanh với các dược liệu

Thanh nhiệt, giải độc là đặc tính của món chè đậu xanh, nhưng không vì thế mà bạn có thể tùy tiện dùng đồng thời với các nguyên liệu có dược tính khác. Do đậu xanh rất dễ làm phân giải các thành phần như canxi, kali v.v… trong thuốc, làm giảm dược tính trị liệu cần có.

Có những đối tượng không thích hợp ăn chè đậu xanh

Phụ nữ trong ngày đèn đỏ

Thời gian trong kỳ kinh nguyệt, thể chất của phụ nữ ở trạng thái mất máu và dễ bị hàn. Vì vậy, nếu ăn chè đậu xanh có thể gây ra đau bụng hoặc làm cho những cơn đau hành kinh nặng nề hơn.

Ăn chè đậu xanh mà không biết những lỗi sai này chắc chắn sẽ rước thêm bệnh vào người

Người có thể chất hàn

Đậu xanh vốn là nguyên liệu thuộc tính hàn, nên dù trong thời tiết nắng nóng thì người có thể chất hàn không nên ăn nhiều chè đậu xanh để tránh khiến cơ thể quá lạnh, dễ gây ra các triệu chứng như tiêu chảy, buồn nôn v.v…

Người có thể chất suy nhược

Những người này thông thường chức năng dạ dày và đường ruột khá yếu, khó mà tiêu hóa hết protein trong đậu xanh ở một thời gian ngắn nên sẽ dễ gây tiêu hóa không tốt, đau bụng, tiêu chảy.

Cách nấu món chè đậu xanh truyền thống vừa thanh nhiệt giải độc, vừa giảm mỡ máu tuyệt vời

Hàm lượng protein trong đậu xanh cao gấp 3 lần so với gạo lứt, các loại vitamin và muối vô cơ như canxi, magie, sắt cũng cao hơn rất nhiều. Hầu như ai cũng biết ăn món chè ngọt mát này nhưng liệu bạn đã chế biến và ăn đúng cách chưa?

 chè đậu xanh

Nguyên liệu: Đậu xanh 100gr, đường cát trắng và nước vừa đủ

Chế biến:

Đậu xanh rửa sạch cho vào tủ lạnh đến khi đông cứng thì lấy ra

Cho đậu vào nồi với một lượng nước thích hợp, chỉ cho trước một ít nước và nấu cho đậu xanh chín nhừ trong thời gian ngắn

Nấu trên lửa lớn cho đến khi nước sôi thì chuyển sang lửa vừa nấu thêm khoảng 15 phút, liên tục khuấy đều để đậu không bị dính khét.

Nấu đến khi nước còn một nửa so với ban đầu lại tiếp tục cho thêm nước vào

Khi thấy hạt đậu xanh đã nở to thì cho thêm một lượng nước đủ dùng, tiếp tục nấu cho sôi và nhớ vớt bọt.

Cuối cùng cho đường nêm vừa đủ ngọt và khuấy tan thì tắt bếp

Cách dùng:

Thông thường mỗi người chỉ nên ăn 1 ly chè đậu xanh mỗi lần (khoảng 250ml), có thể ăn 2 - 3 lần/tuần.

Một số lưu ý khác khi ăn chè đậu xanh

Trước khi nấu, hãy làm lạnh đậu xanh

Điều này giúp cho quá trình nấu nhanh hơn vì sau khi đông lạnh mà gặp nhiệt độ cao sẽ khiến hạt đậu mau nở hơn.

Cho nước nhiều lần

Mẹo này cũng giúp đậu xanh mau chín nhừ. Đầu tiên bạn nên cho ít nước thôi, nấu đến khi hạt đậu nở rồi mới cho thêm lượng nước nhiều hơn.

Đừng vớt bỏ phần vỏ đậu

Trong khi nấu có thể rất nhiều vỏ đậu bị nứt ra và nổi trên mặt nước, bạn không cần thiết vớt bỏ phần vỏ này vì bên trong nó chứa nhiều Flavonoid, tannin rất có lợi cho cơ thể con người.

Không nên dùng nồi kim loại

Những chiếc nồi bằng hợp kim, đặc biệt là sắt thường không nên dùng để nấu chè đậu xanh. Thành phần Flavonoid trong đậu xanh sẽ sinh ra phản ứng với sắt, ảnh hưởng đến tính kháng oxi hóa trong đậu. Tốt nhất bạn nên nấu chè bằng nồi thủy tinh để đảm bảo đầy đủ công hiệu của món ăn.

Có thể thêm ít nước cốt chanh hoặc giấm ăn

Vài giọt giấm hay nước cốt chanh có tác dụng giúp cho món chè của bạn giữ được màu xanh thanh mát, tăng cảm giác ngon miệng hơn khi ăn.

 

Thiện Duyên - Nguồn: sina, herbsmaggie

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Sáp tẩy trang với khả năng làm sạch siêu đỉnh