Bé 3 tuổi bị chảy máu cam, mẹ làm sai cách bác sĩ lắc đầu, vậy đâu là cách sơ cứu đúng?
Tin liên quan
Ai trong chúng ta đều có thể bị chảy máu cam và trẻ em cũng không ngoại lệ. Hơn nữa, niêm mạc mũi của trẻ em mỏng manh hơn người lớn, nhiều bé bị chảy máu cam rất lâu không khỏi. Gần đây, một người mẹ mắc sai lầm khi sơ cứu khi con bị chảy cam và bị bác sĩ mắng mỏ.
Được biết, trong ngày xảy ra sự việc, bé trai bị chảy máu cam. Người mẹ ngay lập tức bảo con ngửa đầu ra đằng sau và lấy khăn giấy để lau cho con. Nhưng sau nhiều lần lau, máu của cháu bé vẫn chảy không ngừng.
Người mẹ hoảng loạn, không biết làm cách nào nên đành đưa bé đến bệnh viện. Khi trẻ đến bệnh viện, khác sĩ thấy trên quần áo của bé có nhiều máu nên đã vội vã tiến hành các biện pháp sơ cứu. Nhưng sau khi đứa trẻ được điều trị tại bệnh viện, bác sĩ thông báo bé không qua khỏi.
Điều này khiến người mẹ sốc cực độ. Chị tự hỏi, hoang mang vì con chị đang khỏe mạnh bỗng dưng ra đi? Từ trước đến giờ, cậu bé chưa từng bị chảy máu cam. Sao lần này bé lại bị nặng vậy? Đáp lại thắc mắc của người mẹ, bác sĩ cho biết khi trẻ bị chảy máu cam, mẹ đã mắc sai lầm khi bảo con ngửa đầu ra đằng sau. Chính cách tiếp cận sai lầm của người mẹ đã dẫn đến thảm cảnh không thể cứu vãn.
Là một bác sĩ nhi khoa, bác sĩ Xiao Chen đã từng chứng kiến nhiều bà mẹ sử dụng phương pháp này để sơ cứu khi con bị chảy máu cam. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ này không biết rằng khi trẻ chảy máu cam số lượng nhiều mà để trẻ ngả người ra sau sẽ khiến nước mũi chảy xuống họng, niêm mạc dạ dày và các nơi khác, làm nghẹt cơ quan hô hấp, nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, các mẹ không nên sử dụng những phương pháp không đúng đó khi con mình bị chảy máu cam.
Cách xử lý đúng khi trẻ bị chảy máu cam là gì?
Đầu tiên, hãy dùng tay véo mũi trẻ
Nếu chảy máu nhiều, việc chỉ dùng khăn giấy là vô ích. Bạn cần dùng ngón cái và ngón trỏ véo hai bên cánh mũi của trẻ, đồng thời để trẻ há miệng thở. Sau đó, hãy nghiêng đầu trẻ xuống khi ngoáy mũi trong 10 đến 20 phút nhưng đừng để bé ngửa đầu ra đằng sau.
Thứ hai, phương pháp chườm lạnh
Ngoài việc dùng 2 ngón tay véo mũi trẻ, bạn có thể chườm nước lạnh vào mũi hoặc trán của trẻ. Phương pháp này có thể giúp vết chảy máu cam của trẻ đông lại nhanh hơn và làm co mạch giúp cầm máu. Thay vì dùng khăn giấy chà mạnh lên đường mũi của trẻ, hãy dùng bông gòn chà nhẹ nhàng. Khi thấy trẻ ra máu nhiều, không cầm được máu thì cần đưa trẻ đi khám ngay.
Làm thế nào để ngăn ngừa chảy máu cam ở trẻ em? Hãy làm theo hai gợi ý dưới đây.
1. Khi thời tiết hanh khô, hãy chú ý dưỡng ẩm cho trẻ
Vào mùa thu đông thời tiết hanh khô trẻ rất dễ bị chảy máu cam. Cha mẹ nên bổ sung cho trẻ những thực phẩm giữ ẩm như rau củ quả, uống nhiều nước hơn.
2. Xây dựng thói quen sống tốt
Mũi của trẻ tương đối mỏng manh, cha mẹ cần ngăn trẻ ngoáy mũi thường xuyên, gây chảy máu cam. Bạn cũng cần chú ý cho trẻ vận động vừa sức, tránh gắng sức kẻo niêm mạc trong mũi bé sẽ bị giãn nở, vỡ ra.
Tựu chung lại, cha mẹ có trẻ bị chảy máu cam không nên quá lo lắng, chỉ cần áp dụng các phương pháp khoa học để cầm máu. Nếu các phương pháp sơ cứu không có tác dụng thì bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
Anh Chi/Theo Sohu
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất