Sự thật về tin đồn bé ngủ đạp chăn, sáng hôm sau sẽ bị cảm

Anh Chi 2022-08-24 10:38
- Nhiều mẹ cảm thấy lo lắng khi thấy con đạp chăn khi ngủ. Họ sợ con sẽ bị cảm lạnh do không được đắp chăn.

“Ban đêm nhớ đắp chăn bông cho bé, kéo bé bị cảm lạnh", đó là câu nói mà nhiều người mẹ được mẹ chồng/mẹ đẻ dặn dò. Những người lớn tuổi thường có kinh nghiệm khi nuôi dạy trẻ. Bởi vậy, nhiều người tin tưởng rằng việc đắp chăn khi bé ngủ là cần thiết. Chuyện bé bị lạnh vào ban đêm có thể khiến bé bị cảm lạnh. Nhưng liệu bé có thực sự bị cảm lạnh chỉ vì không đắp chăn khi đi ngủ hay không? Thực tế không phải vậy. 

Sự thật về tin đồn bé ngủ đạp chăn, hôm sau dậy sẽ bị cảm

Cảm lạnh và bé bị lạnh do không đắp chăn hoàn toàn không giống nhau. Cảm lạnh là do virus gây ra. Chỉ cần trẻ không nhiễm virus cảm lạnh thì dù bé bị lạnh, bị gió thổi đến đâu bé cũng không sao cả. Nhưng ngược lại, chỉ cần virus cảm lạnh có thể xâm nhập thành công đường hô hấp trên như mũi họng thì gần như 100% mọi người sẽ bị cảm lạnh.

Nhiều người cảm thấy lạnh khi bị gió thổi, dính mưa và nghĩ đó là nguyên nhân khiến họ bị cảm lạnh. Thực chất thì họ lầm tưởng như vậy là do thiếu kiến thức y học hiện đại. Sau khi bị cảm, các triệu chứng như sốt, sổ mũi, hắt hơi và ớn lạnh thường xuất hiện. Và mọi người nói chung sẽ chảy nước mũi và hắt hơi sau khi cảm bị lạnh.

Sự thật về tin đồn bé ngủ đạp chăn, sáng hôm sau sẽ bị cảm

Nhiều bà mẹ trong các cộng đồng làm cha mẹ thường than thở rằng bé nhà mình không thích đắp chăn. Đêm đến, bé thường đạp chăn đi và ngủ mà không cần chăn. Trong khi những người mẹ do ban ngày làm việc vất vả, đêm ngủ rất say nên họ không biết con mình đạp chăn để đắp cho con.

Thực ra, bạn có thể giải quyết vấn đề một cách dễ dàng. Nếu nhiệt độ trong nhà vừa đủ, không quá thấp thì trẻ sẽ không bị cảm đâu. Dù sao, mẹ nên giữ nhiệt độ phòng trên 25 độ C, em bé sẽ không cần gắp chăn khi ngủ.

Sự thật về tin đồn bé ngủ đạp chăn, sáng hôm sau sẽ bị cảm

Nhiều người mẹ do quá thương con nên thường xuyên túc trực vào ban đêm để đắp chăn cho con. Kết quả là đứa trẻ ngủ mà mồ hôi nhễ nhại vì quá nóng. Mồ hôi thấm ngược vào lưng có thể khiến bé bị cảm, ho. Điều này chủ yếu là do trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường xuyên vận động nhưng khả năng tản nhiệt của cơ thể chưa tốt nên bé rất sợ nóng.

Muốn phòng ngừa cảm lạnh ở trẻ, mẹ cần chú ý

Giữ vệ sinh

Mẹ nên lau dọn sạch sẽ nhà cửa và những vật dụng bé thường xuyên sử dụng để phòng ngừa vi khuẩn. Máy điều hòa, máy sưởi,... cần được bảo dưỡng và vệ sinh định kỳ. Không khí và môi trường không sạch làm kích thích niêm mạc mũi, họng của bé, làm tăng khả năng bị bệnh.

Giữ nhiệt độ cơ thể bé ổn định

Khi cảm thấy cơ thể bé bị lạnh, mẹ cần cho bé mặc thêm áo, bôi tinh dầu tràm, dầu khuynh diệp... và giữ cho nhiệt độ cơ thể bé ổn định, tuy nhiên cũng không ủ ấm quá mức làm bé ra mồ hôi cũng gây cảm lạnh.

Đi tất khi ngủ là một thói quen tốt mà mẹ nên tập cho bé. Ở lòng bàn chân có huyệt dũng tuyền đã được Đông y ghi nhận có ý nghĩa rất lớn trong việc bảo vệ và tăng cường sức khỏe. Khi đi ngủ, mẹ cần đảm bảo giữ ấm ngực, lưng, bụng, bàn chân của bé.

Sự thật về tin đồn bé ngủ đạp chăn, sáng hôm sau sẽ bị cảm

Ngâm chân, tắm nước gừng

Tắm nước gừng là phương pháp giúp giữ ấm cơ thể cho bé để phòng và trị bệnh cảm lạnh. Ngoài ra, trong lúc tắm, trẻ sẽ hít hơi nước gừng làm lưu thông hốc mũi, tăng sức đề kháng. Thời gian tắm cho bé lý tưởng nhất là từ 5-10 phút, sử dụng lượng gừng vừa đủ tránh làm nóng rát da bé gây khó chịu, dị ứng.

Nếu thời tiết quá lạnh không thể tắm được, bố mẹ có thể cho bé ngâm chân bằng nước gừng ấm trong khoảng 20 phút cũng có tác dụng phòng ngừa cảm lạnh, tăng tuần hoàn máu, giải độc cho trẻ.

Anh Chi/Theo Sohu

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Cách tắt nhạc nền trên ảnh bìa Zalo, Iphone, iOs