Trở về miền TRUNG THU CỔ TÍCH với ngôi nhà của người phụ nữ U60 “dành cả đời cắt dán” đèn lồng cho thiếu nhi

Thu Hà 2018-09-13 08:05
- Tết Trung thu đã tới sớm trong căn nhà của cô Nguyễn Thị Tuyến, Hậu Ái, Vân Canh, Hoài Đức, Hà Nội. Cả căn nhà của cô Tuyến đã biến thành một thế giới đồ chơi trung thu với những chiếc đèn lồng ngộ nghĩnh.

Mỗi mùa Trung thu đến, căn nhà của chị Tuyến bày la liệt đủ các nguyên liệu làm đèn lồng. Dù đã U60 nhưng cô Tuyến vẫn nặng lòng, “đắm đuối” với nghề đồ chơi trung thu truyền thống.

Trở về miền TRUNG THU CỔ TÍCH với ngôi nhà của người phụ nữ U60 “dành cả đời cắt dán” đèn lồng cho thiếu nhi

Chiếc đèn ông sao - biểu tượng của Tết trung thu và cũng là sản phẩm chủ đạo của gia đình cô Tuyến.

Làm đèn trung thu rất nhiều công đoạn. Vì thế, cô Tuyến phải làm “cuốn chiếu” từng công đoạn một mới có thể kịp hoàn tất mọi việc, kịp mang trung thu về với các em nhỏ. Đến nhà cô Tuyến, từ người lớn cho tới trẻ nhỏ, ai cũng có cảm giác cả một miền trung thu cổ tích đang ùa về.

Trở về miền TRUNG THU CỔ TÍCH với ngôi nhà của người phụ nữ U60 “dành cả đời cắt dán” đèn lồng cho thiếu nhi

Chiếc đèn lồng con thỏ ra đời từ tích truyện Thỏ Ngọc cứu bạn trong đêm rằm tháng 8.

Trở về miền TRUNG THU CỔ TÍCH với ngôi nhà của người phụ nữ U60 “dành cả đời cắt dán” đèn lồng cho thiếu nhi

Tỉ mỉ từng công đoạn, từ việc cắt dán chiếc tai, chân thỏ cho tới làm uốn nan đèn.

Chiếc đèn lồng hình con tôm – một trong những sản phẩm ra đời từ đôi bàn tay sáng tạo, tỉ mẩn của cô Tuyến.

Trở về miền TRUNG THU CỔ TÍCH với ngôi nhà của người phụ nữ U60 “dành cả đời cắt dán” đèn lồng cho thiếu nhi

Làm ông đánh gậy trông trăng phải trải qua nhiều công đoạn. Riêng khuôn mặt ông đánh gậy, cô Tuyến phải nhào, nặn, nung đất sét, phơi khô, vẽ mặt ngay từ tháng sáu âm lịch.

Trở về miền TRUNG THU CỔ TÍCH với ngôi nhà của người phụ nữ U60 “dành cả đời cắt dán” đèn lồng cho thiếu nhi

Mặt ông đánh gậy trông trăng làm từ đất sét. 

Cái tên “đánh gậy trông trăng” xuất phát từ cách chơi món đồ chơi này. “Khi xưa nghèo khó, trẻ con ít được mua đồ chơi. Dịp trung thu đến, bố mẹ mua cho hai đứa hai ông đánh gậy. Chơi bằng cách để hai ông đánh gậy đối diện nhau, rung rung chiếc cần treo “ông trăng” bằng giấy màu vàng phía trên là tay ông “đánh gậy” liên hồi trông rất vui. Cứ thế, trí tưởng tượng của đứa trẻ bay xa theo vầng trăng màu vàng và đôi tay đánh gậy đó”, cô Tuyến lý giải.

Trở về miền TRUNG THU CỔ TÍCH với ngôi nhà của người phụ nữ U60 “dành cả đời cắt dán” đèn lồng cho thiếu nhi

Trò chơi đánh gậy trông trăng của trẻ em thời xưa. 

Khi xưa bày mâm cỗ cho con đón rằm trung thu, bố mẹ thường đặt vào đó ông tiến sĩ giấy với mong muốn sau này con sẽ đỗ đạt.

Trở về miền TRUNG THU CỔ TÍCH với ngôi nhà của người phụ nữ U60 “dành cả đời cắt dán” đèn lồng cho thiếu nhi

Tiến sĩ giấy, món đồ chơi mang theo ước vọng con trẻ mai này đỗ đạt.

Trong tất cả các món đồ chơi trung thu truyền thống, đèn ông sao là bán chạy hơn cả.

Trở về miền TRUNG THU CỔ TÍCH với ngôi nhà của người phụ nữ U60 “dành cả đời cắt dán” đèn lồng cho thiếu nhi

Đèn ông sao của gia đình cô Tuyến cũng đơn giản chỉ có một màu đỏ, được trang trí các loại hoa văn trên các cánh sao chứ không có nhiều màu sắc như các loại đèn bán ngoài thị trường.

Màu của giấy kính đỏ thắm bên cạnh lá cờ đỏ sao vàng… khi thắp nến, chiếc đèn sẽ cho ánh sáng đẹp hơn, lung linh hơn.

Tôi sẽ kể cho các cháu những tích truyện và dạy cho chúng biết cách làm một chiếc đèn ông sao, một ông tiến sĩ giấy, ông đánh gậy như thế nào. Còn giữ nghề được ngày nào là vui ngày đó”, cô Tuyến chia sẻ. 

Ảnh: Thu Hà

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

3 cung hoàng đạo nổi tiếng kén cá chọn canh, dù nhiều người tán tỉnh nhưng vẫn chưa chịu gật đầu