Nghi bắt cóc trẻ, hai phụ nữ bị đánh thậm tệ ở Sóc Sơn: Sự hung hãn lên ngôi hay niềm tin đang bị “đánh cắp”?

2017-07-25 09:56
- Xung quanh câu chuyện có nhiều luồng ý kiến, thương cho hai người phụ nữ đã đành nhưng dư luận vừa thương, vừa trách những người hành xử theo kiểu… phẫn nộ đám đông.

Nghi ngờ hai phụ nữ bắt cóc trẻ em, hàng trăm người dân trong thôn đã xúm vào vây kín, đánh đập dã man, mặc cho họ van xin, giải thích. Nhìn cảnh tượng hai người phụ nữ bán tăm dạo bị đánh thập tử nhất sinh mà không ít người cảm thấy xót xa.                                          

Sau khi có sự vào cuộc của cơ quan công an, sự thật mới hai năm rõ mười. Hai người phụ nữ tủi phận chỉ biết thanh minh: “Chúng tôi van xin thế nào họ cũng không tha, họ quá hung hãn”. Còn những người “lỡ tay” đánh họ khi biết sự thật thì hối hận trong muộn màng.

Sự thật hai người phụ nữ cùng nhau đến thôn Thái Phù, xã Mai Đình (Sóc Sơn, Hà Nội) bán tăm để gây quỹ tình thương. Nào ngờ họ chưa kịp “ăn vay” tình thương đã bị… ăn đòn!

Nghi bắt cóc trẻ, hai phụ nữ bị đánh thậm tệ ở Sóc Sơn: Sự hung hãn lên ngôi, niềm tin bị “đánh cắp”?

Xung quanh câu chuyện có nhiều luồng ý kiến, thương cho hai người phụ nữ đã đành nhưng dư luận vừa thương, vừa trách những người hành xử theo kiểu… phẫn nộ đám đông.

Họ đáng trách vì chưa tìm hiểu chân tướng sự việc đã nhẫn tâm đánh đồng loại. Họ đáng thương bởi dường như họ đang dần mất đi niềm tin vào cuộc sống, vào tình người. Trách ai bây giờ? Có khi nào những sự việc “nghi là đánh” sẽ dừng lại sau sự việc hai phụ nữ  bán tăm bị “buộc tội” bắt cóc?

Trước đó, câu chuyện người phụ nữ bán đồ gỗ ở Hải Dương “mệt bất ngờ” khi có vị khách VIP vào mua hàng và nghĩ mình bị thôi miên như một số thông tin đã đọc trên mạng xã hội  đã tri hô cứu giúp khiến vị khách bị quây đòi đánh, đốt xe đã dậy sóng dư luận.

Nghi bắt cóc trẻ, hai phụ nữ bị đánh thậm tệ ở Sóc Sơn: Sự hung hãn lên ngôi, niềm tin bị “đánh cắp”?

Vì sao nhiều người có thể thượng cẳng chân, hạ cẳng tay với người khác chỉ vì một lời tri hô? Có lẽ nào đầu óc người ta mụ mị dẫn tới đánh nhau như thế. Bởi lẽ họ có nhiều uẩn ức, bất mãn trong cuộc sống đời thường. Con người ta bị lợi dụng lẫn nhau, cái giả - xấu - ác lên ngôi. Họ bực tức ở đâu đấy, tích tụ lại có cơ hội dồn cái khó chịu vào người khác gây xung đột.

Một nhà xã hội học đã thốt lên: “Đất nước chúng ta, không gian xã hội chúng ta bây giờ chả lẽ lại “giàu” bạo lực thế? Cái “giàu” bạo lực ấy được cắt nghĩa đơn giản là đánh nhau và như vậy có 2 thiết chế phải chịu trách nhiệm: Gia đình và xã hội.

Nói thế luôn luôn đúng nhưng chưa phải lẽ lắm. Bởi vì giáo dục ở đây được hiểu theo nghĩa giáo dục cả cuộc đời, hình thành nhân cách, hình thành văn hóa. Mà văn hóa ở đây không phải để tốt nhịn, để làm chủ bản thân. Không phải lúc nào giơ cái tôi vị kỷ của mình ra để đè nén kẻ khác.

Nghi bắt cóc trẻ, hai phụ nữ bị đánh thậm tệ ở Sóc Sơn: Sự hung hãn lên ngôi, niềm tin bị “đánh cắp”?

Phải chăng, khi đánh nhau là thể hiện tâm trạng bất ổn về trật tự xã hội hiện tại. Theo cách nghĩ rất riêng của người viết, không phải tất cả nhưng có một bộ phận đáng kể phản ánh xã hội bất ổn.

Khi các trang mạng tràn ngập những vụ án cướp, hiếp, giết, bắt cóc…, con người ta trở nên nghi kỵ lẫn nhau, mất niềm tin vào xã hội. Thế nên, đâu chỉ chuyện hai người phụ nữ nghi bắt cóc bị đánh đập thậm tệ mà ngay bản thân các thành viên trong gia đình cũng gây ra những vụ thảm án cùng huyết thống.

Theo một vị tiến sĩ luật, tất cả đều dẫn đến hệ lụy niềm tin của con người với nhau ngày càng suy giảm. Từ đó, dẫn đến việc người dân “tự xử” trong một số vụ vi phạm pháp luật mà không để chính quyền, công an xử lý. Mất một con chó, người dân tự xử hay có sự vụ gì là tụ tập đông người, thậm chí gây thương vong cho người khác.

Đến khi nào những vụ ‘tự xử” như trên mới chấm dứt? Có khi nào họ tin vào nỗi sợ hãi trước bạo lực của người khác hơn là tin vào lý lẽ, hơn là tin vào khả năng điều chỉnh hành vi của các cơ chế pháp luật hiện hành.

hai phụ nữ bị đánh thậm tệ ở Sóc Sơn

Những câu chuyện tương tự như vậy đã xảy ra và sẽ còn tiếp tục xảy ra khi mà những niềm tin về giá trị đạo đức, hoặc pháp luật không còn có khả năng điều chỉnh hành vi của con người một cách hữu hiệu nữa.

Thiết nghĩ, cơ chế để ràng buộc con người phải sống, phải hành xử đúng mực chỉ có thể vận hành khi con người ta còn tin vào điều đó. Một người có giáo dục vẫn có thể hành động như những kẻ côn đồ hung hãn, đó là khi họ không còn tin tưởng vào đạo đức của người khác và pháp luật.

Diệp Chi

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

4 cung hoàng đạo sẽ kết hôn vào năm 2021, phước lộc đầy nhà, hạnh phúc viên mãn