"Dùng lá trầu trị đau mắt đỏ: Cẩn thận kẻo mù lòa!"
2014-09-10 09:42
- (Em đẹp) - Những ngày gần đây, khi đến các khoa Mắt của nhiều bệnh viện, đặc biệt là bệnh viện Mắt Trung ương không khó bắt gặp những người bị bệnh đau mắt đỏ.
Tin liên quan
>>>Đau mắt đỏ vào mùa, bạn nên đọc để biết cách phòng tránh: Click tại đây
Những ngày gần đây, khu vực khám bệnh của Bệnh viện Mắt Trung ương luôn có trên dưới vài chục bệnh nhân chờ đợi để được khám do đau mắt đỏ. Đến thời điểm này theo quan sát của phóng viên Emdep.vn, số lượng bệnh nhân không đông như năm ngoái. Tuy nhiên, điều này cho thấy, đau mắt đỏ đã "rục rịch" vào mùa.
Trong dòng người xếp hàng đợi khám tại Bệnh viện Mắt Trung ương không hiếm các bệnh nhân đau mắt đỏ.
Năm nay, bệnh đau mắt đỏ vào mùa muộn hơn và tỉ lệ thấp hơn so với cùng thời điểm này của năm trước.
Trao đổi với phóng viên Emdep.vn, bác sĩ Hoàng Cương (Trưởng khoa Khám bệnh – Bệnh viện Mắt Trung ương) cho biết, những ngày gần đây, lượng bệnh nhân tới khám và điều trị bệnh đau mắt đỏ tại bệnh viện tăng nhiều so với ngày thường. Tuy nhiên năm nay, bệnh đau mắt đỏ vào mùa muộn hơn và tỉ lệ thấp hơn so với cùng thời điểm này của năm trước.
Qua trao đổi với phóng viên, bác sĩ Hoàng Cương cũng đưa ra thông tin, hiện tại, ở Hà Nội, bệnh đau mắt đỏ nhìn chung mới chỉ lây lan trong phạm vi gia đình nhưng khả năng lây lan rất mạnh. Thậm chí có những gia đình, bệnh đau mắt đỏ “ngự trị” thời gian tính bằng tháng.
“Bởi lẽ, người này vừa khỏi lại đến người khác bị đau mắt đỏ gây tốn kém cả về thời gian và tiền của. Công việc, học tập, cuộc sống gia đình cũng có những xáo trộn, gây phiền toái trong sinh hoạt. Bệnh đau mắt đỏ không “kén” đối tượng. Từ người già tới trẻ nhỏ đều có thể mắc phải. Đặc biệt với những ai đang có tiền sử bệnh về mắt thì có thể bị mắc lại và có dấu hiệu nặng hơn”, bác sĩ Cương nhấn mạnh.
Bác sĩ cảnh báo
Trước hình ảnh một bà mẹ bị đau mắt đỏ nhưng vẫn phải cho con bú, bác sĩ Cương cho hay, trường hợp này cũng rất khó cách ly bởi trẻ còn nhỏ và vẫn rất cần bú sữa mẹ. Nhưng đau mắt đỏ không lây qua sữa. Vì vậy, người mẹ vẫn có thể “bảo vệ” được con mình bằng giữ vệ sinh cá nhân.
Xung quanh câu chuyện “biến chứng do đau mắt đỏ”, bác sĩ Hoàng Cương chia sẻ: “Tỷ lệ biến chứng của đau mắt đỏ là 10 – 20%, có thể là viêm giác mạc, có người bị giảm cơ quan thị giác, thậm chí bị mù do điều trị không đúng cách”.
Hoặc một số trường hợp tự điều trị nên dẫn tới những hậu quả đáng tiếc như trường hợp bệnh nhân Nguyễn Thị Lan (Đống Đa, Hà Nội), bị đau mắt đỏ nhưng chỉ nghĩ bị viêm, nhiễm bình thường nên không tới các cơ sở y tế để được tư vấn khám, điều trị đúng cách. Chị Lan tự xông bằng các loại lá dẫn tới bị bỏng mắt, hỏng giác mạc.
Cũng có một số trường hợp khác theo chia sẻ của bác sĩ Hoàng Cương, bệnh nhân xông mắt bằng dầu nóng, lá trầu không… dẫn tới hậu quả mắt bị bỏng tinh dầu.
“Chữa theo hướng dùng lá trầu không rất nguy hiểm. Bệnh đau mắt đỏ là bệnh nhiễm trùng hoàn toàn có thể chữa khỏi được. Nếu đến khám tại các bác sĩ chuyên khoa mắt để được điều trị kịp thời và đúng cách, chỉ khoảng 1 – 2 tuần là khỏi hoàn toàn. Nếu chữa theo cách tự phát rất nguy hiểm, có thể dẫn tới viêm mắt, thậm chí là mù lòa”, bác sĩ Cương nói.
Bác sĩ Cương cũng lo ngại khi bệnh đau mắt đỏ thành dịch trên diện rộng, tất cả mọi người đều đổ về bệnh viện Mắt Trung ương để khám và điều trị sẽ gây nên hiện tượng “quá tải”. Chính vì thế, bác sĩ nhấn mạnh việc, mỗi người cần có ý thức tự bảo vệ đôi mắt của mình và bảo vệ cộng đồng khỏi bệnh này bằng các biện pháp như bác sĩ đã khuyến cáo trước đó. Ngoài ra, tyệt đối không tự mua thuốc về điều trị, đặc biệt là những loại thuốc có chứa Corticoit như Clorocid H1%, Dexaclor... nếu không có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa mắt.
Những ngày gần đây, khu vực khám bệnh của Bệnh viện Mắt Trung ương luôn có trên dưới vài chục bệnh nhân chờ đợi để được khám do đau mắt đỏ. Đến thời điểm này theo quan sát của phóng viên Emdep.vn, số lượng bệnh nhân không đông như năm ngoái. Tuy nhiên, điều này cho thấy, đau mắt đỏ đã "rục rịch" vào mùa.
Bác sĩ khoa Khám bệnh - bệnh viện Mắt Trung ương đang khám mắt cho một bệnh nhân đau mắt đỏ.
Trong dòng người xếp hàng đợi khám tại Bệnh viện Mắt Trung ương không hiếm các bệnh nhân đau mắt đỏ.
Trao đổi với phóng viên Emdep.vn, bác sĩ Hoàng Cương (Trưởng khoa Khám bệnh – Bệnh viện Mắt Trung ương) cho biết, những ngày gần đây, lượng bệnh nhân tới khám và điều trị bệnh đau mắt đỏ tại bệnh viện tăng nhiều so với ngày thường. Tuy nhiên năm nay, bệnh đau mắt đỏ vào mùa muộn hơn và tỉ lệ thấp hơn so với cùng thời điểm này của năm trước.
Qua trao đổi với phóng viên, bác sĩ Hoàng Cương cũng đưa ra thông tin, hiện tại, ở Hà Nội, bệnh đau mắt đỏ nhìn chung mới chỉ lây lan trong phạm vi gia đình nhưng khả năng lây lan rất mạnh. Thậm chí có những gia đình, bệnh đau mắt đỏ “ngự trị” thời gian tính bằng tháng.
“Bởi lẽ, người này vừa khỏi lại đến người khác bị đau mắt đỏ gây tốn kém cả về thời gian và tiền của. Công việc, học tập, cuộc sống gia đình cũng có những xáo trộn, gây phiền toái trong sinh hoạt. Bệnh đau mắt đỏ không “kén” đối tượng. Từ người già tới trẻ nhỏ đều có thể mắc phải. Đặc biệt với những ai đang có tiền sử bệnh về mắt thì có thể bị mắc lại và có dấu hiệu nặng hơn”, bác sĩ Cương nhấn mạnh.
Bác sĩ cảnh báo
Trước hình ảnh một bà mẹ bị đau mắt đỏ nhưng vẫn phải cho con bú, bác sĩ Cương cho hay, trường hợp này cũng rất khó cách ly bởi trẻ còn nhỏ và vẫn rất cần bú sữa mẹ. Nhưng đau mắt đỏ không lây qua sữa. Vì vậy, người mẹ vẫn có thể “bảo vệ” được con mình bằng giữ vệ sinh cá nhân.
Xung quanh câu chuyện “biến chứng do đau mắt đỏ”, bác sĩ Hoàng Cương chia sẻ: “Tỷ lệ biến chứng của đau mắt đỏ là 10 – 20%, có thể là viêm giác mạc, có người bị giảm cơ quan thị giác, thậm chí bị mù do điều trị không đúng cách”.
Cũng có một số trường hợp khác theo chia sẻ của bác sĩ Hoàng Cương, bệnh nhân xông mắt bằng dầu nóng, lá trầu không… dẫn tới hậu quả mắt bị bỏng tinh dầu.
“Chữa theo hướng dùng lá trầu không rất nguy hiểm. Bệnh đau mắt đỏ là bệnh nhiễm trùng hoàn toàn có thể chữa khỏi được. Nếu đến khám tại các bác sĩ chuyên khoa mắt để được điều trị kịp thời và đúng cách, chỉ khoảng 1 – 2 tuần là khỏi hoàn toàn. Nếu chữa theo cách tự phát rất nguy hiểm, có thể dẫn tới viêm mắt, thậm chí là mù lòa”, bác sĩ Cương nói.
Bác sĩ Cương cũng lo ngại khi bệnh đau mắt đỏ thành dịch trên diện rộng, tất cả mọi người đều đổ về bệnh viện Mắt Trung ương để khám và điều trị sẽ gây nên hiện tượng “quá tải”. Chính vì thế, bác sĩ nhấn mạnh việc, mỗi người cần có ý thức tự bảo vệ đôi mắt của mình và bảo vệ cộng đồng khỏi bệnh này bằng các biện pháp như bác sĩ đã khuyến cáo trước đó. Ngoài ra, tyệt đối không tự mua thuốc về điều trị, đặc biệt là những loại thuốc có chứa Corticoit như Clorocid H1%, Dexaclor... nếu không có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa mắt.
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất
Truyền thuyết về linh hồn các ma quỷ biết 'đoạt hồn'