Cứu sản phụ sa dây rau tại Bạch Mai: Gặp nữ điều dưỡng người Nhật "mát tay"
2014-09-09 09:30
- (Em đẹp) - Điều dưỡng Soma Kimi đang làm việc tại Bệnh viện Bạch Mai phải cho tay vào cổ tử cung “nâng” tử cung để không bị đè xuống làm chẹt dây rốn trong suốt quá trình chuyển bệnh nhân từ phòng theo dõi sang phòng mổ.
Tin liên quan
>>> Rơi nước mắt chuyện những em bé đón Trung thu bên hóa chất
Ca hi hữu cứu trẻ sơ sinh
Với vốn tiếng Việt “tích lũy” được từ trước khi sang Việt Nam làm tình nguyện viên cũng như thời gian lưu lại ở đây, SoMa Miki nói với phóng viên Emdep.vn, cô có thể tự làm phiên dịch cho câu chuyện với các bạn Việt Nam.
Cầm trên tay bức thư cảm ơn của gia đình sản phụ Vũ Thị Hồng Nhung (26 tuổi, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội) - người được cứu trong ca sa dây rau khi sinh vừa qua tại Bệnh viện Bạch Mai, SoMa Miki – tình nguyện viên của Tổ chức Hợp tác phát triển của Nhật Bản (JICA) nở nụ cười hạnh phúc.
Bức thư ấy viết rằng: “Ngày 15/8/2014, gia đình tôi đưa vợ tôi vào sinh tại Bệnh viện Bạch Mai. Đang trong quá trình chuyển dạ chuẩn bị sinh, vợ tôi bất ngờ bị sa dây rau. Rất may cho gia đình tôi, lúc đó chị Soma Miki có mặt kịp thời và đã đem hết tâm huyết nghề nghiệp của một người thầy thuốc để cứu chữa cho con tôi. Hiện nay, con tôi – cháu Đặng Vũ Trường Sơn – đã mạnh khỏe bình thường và đã được về nhà…”.
Và chính từ ca cấp cứu sa dây rau ấy mà mọi người biết nhiều hơn tới Miki. Còn Miki đón nhận sự “nổi tiếng” bất ngờ ấy cũng bằng sự cảm kích tự đáy lòng.
Miki kể, ca cấp cứu sa dây rau như lần cấp cứu vừa qua là ít xảy ra, kể cả ở đất nước Nhật Bản. Bản thân Miki mới gặp duy nhất một trường hợp sa dây rau tại đất nước Mặt Trời Mọc. Lần duy nhất trong đời ấy đã giúp Miki có được cho mình kinh nghiệm và nhanh chóng áp dụng việc cấp cứu.
Để cứu được cháu Đặng Vũ Trường Sơn, Miki đã phối hợp cùng nữ hộ sinh tại khoa Sản (Bệnh viện Bạch Mai) cho tay vào cổ tử cung “nâng” tử cung để không bị đè xuống làm chẹt dây rốn trong suốt quá trình chuyển bệnh nhân từ phòng theo dõi sang phòng mổ, cho tới khi em bé được lấy ra an toàn khỏi bụng mẹ.
“Mọi việc diễn ra quá bất ngờ và nhanh chóng chỉ trong vòng khoảng 15 phút từ khi sản phụ bị cơn co bóp tử cung cho tới lúc đứa trẻ chào đời an toàn. Cứu trẻ sơ sinh là nhiệm vụ của một điều dưỡng nói riêng và bác sĩ nói chung nên Miki rất vui khi mình đã cùng mọi người cứu sống một sinh linh nhỏ. Tới khi em bé được lấy an toàn ra khỏi bụng mẹ, Miki mới rút tay ra khỏi tử cung sản phụ”, Miki cười chia sẻ với nụ cười hạnh phúc.
Nữ hộ sinh giàu lòng nhân ái
Soma Miki sinh ra và lớn lên tại thành phố Sapporo Hokkaido (Nhật Bản). Từ nhỏ Miki đã bị bệnh hen suyễn. Nhờ sự chăm sóc tận tình của nhân viên y tế, sức khỏe của cô gái sinh năm 1979 ấy đã dần bình phục. Ước mơ được khoác tấm áo bác sĩ cũng nhen nhóm trong Miki từ đó. Thêm vào đó là tình yêu trẻ cùng niềm vui khi bế trên tay một em bé còn đỏ hỏn với nụ cười mấp máy trên môi là động lực để Miki theo ngành y.
Miki trong giờ làm việc chăm sóc các bé sơ sinh tại Khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai).
Những kiến thức và kỹ thật về chăm sóc tổng quát ở trường Đại học Hồng thập Tự (Nhật Bản) đã được Miki tiếp thu với sự say mê và lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ. Sau đó Miki đã học giáo học, luân lý học, quản lý học và nghiên cứu của Điều dưỡng ở Trường Đại học Y Sapporo (Nhật Bản). Đó chính là những bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời để đưa Miki tới gần hơn với những sinh linh bé bỏng trong giờ phút chúng cất tiếng khóc chào đời. Nữ hộ sinh Soma Miki bắt đầu làm quen với công việc từ đó.
“Khi đón chào một sinh linh mới ra đời, tôi vừa căng thẳng vừa cảm động. Vì trên tay tôi lúc này là niềm hạnh phúc của cả một gia đình đang được ấp ủ trong sinh mệnh nhỏ bé ấy”, Soma Miki tâm sự.
Chọn cho mình đất nước Việt Nam để làm tình nguyện viên, Miki chia sẻ: “Miki thấy thoải mái khi sống ở Việt Nam. Hai năm sinh sống và làm việc tại đây đã cho Miki có rất nhiều những tình bạn đẹp. Đi tới đâu Miki cũng nhận được những tình cảm trìu mến, thân thiện của các bạn Việt Nam. Hơn nữa, mối quan hệ và tình đoàn kết hữu nghị giữa 2 nước Việt – Nhật ngày càng gắn bó và phát triển. Nên Miki muốn đóng góp cho sự phát triển y tế Việt Nam bằng việc chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn tích lũy trong gần 9 năm công tác của mình”.
Ngoài công việc tại Bệnh viện, Miki còn tham dự giao lưu văn hóa lễ chùa tại Việt Nam cùng các thành viên khoa Nhi, khoa Sản và phòng Điều dưỡng.
Lãnh đạo khoa Nhi và chị Miki
Câu chuyện giữa Miki và phóng viên Emdep.vn bị cắt ngang khi Miki nhắc tới bé Nguyễn Hoàng Huy - đứa bé bị bỏ rơi tại khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai) trong tình trạng suy hô hấp sơ sinh khi vừa lọt lòng mẹ. Chưa một lần Huy cảm nhận được hơi ấm của vòng tay mẹ cũng như bầu sữa ấm để vỗ về những cơn đói của một đứa trẻ mới chào đời. Chính Miki là một trong những điều dưỡng đã cho Huy uống sữa, thay tã… cho em hàng ngày.
Nghe rất nhiều lời khen dành cho mình, Miki chỉ nở nụ cười nhẹ nhàng. Và khi chúng tôi hỏi về dự định xây dựng gia đình, Miki cũng chỉ cười trừ mà thôi
Cô nói: “Hoạt động với tư cách là tình nguyện viên JICA (Japan International Cooperation Agency) trong 2 năm, tự đáy lòng mình, Miki cảm ơn mọi người rất nhiều. Miki sắp phải tạm biệt các bạn Việt Nam để về Nhật Bản, Miki buồn nhiều. Nhưng những hoạt động tình nguyện của Miki với trẻ sơ sinh chắc chắn sẽ chưa dừng lại. Miki mong muốn được thực hiện các dự định của mình ở bất kì đất nước nào Miki đi qua. Mong một ngày được quay trở lại đất nước Việt Nam”.
Khi trò chuyện với PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng (Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai), phóng viên Emdep.vn có thêm nhiều những thông tin bất ngờ về nữ hộ sinh Soma Miki.
“Soma Miki là một trong những tình nguyện viên tốt nhất ở khoa Nhi từ trước tới nay. Miki tự nguyện tham gia tất cả các hoạt động của khoa, trong đó có hoạt động chăm sóc bệnh nhân. Cô ấy chăm sóc các bệnh nhân nhi như một nhân viên thực thụ của bệnh viện. Ngoài những kiến thức chuyên môn trong công tác chăm sóc, điều dưỡng, Miki còn được mọi người đánh giá cao ở việc làm tỉ mỉ trong từng khâu chăm sóc trẻ sơ sinh. Những kinh nghiệm được Miki chia sẻ trong các buổi sinh hoạt khoa học là một trong những minh chứng cho sự vững vàng về chuyên môn ấy. Chính việc cô ấy làm đã trở thành hình mẫu để tất cả các điều dưỡng khác nhìn vào phấn đấu và học tập”, PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng nói.
Cũng theo PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng, Bệnh viện Bạch Mai đã gửi đề nghị lên Bộ trưởng Bộ Y tế về việc trao bằng khen cho Soma Miki vì những đóng góp của nữ điều dưỡng này trong suốt 2 năm làm tình nguyện viên tại bệnh viện.
Ca hi hữu cứu trẻ sơ sinh
Với vốn tiếng Việt “tích lũy” được từ trước khi sang Việt Nam làm tình nguyện viên cũng như thời gian lưu lại ở đây, SoMa Miki nói với phóng viên Emdep.vn, cô có thể tự làm phiên dịch cho câu chuyện với các bạn Việt Nam.
Cầm trên tay bức thư cảm ơn của gia đình sản phụ Vũ Thị Hồng Nhung (26 tuổi, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội) - người được cứu trong ca sa dây rau khi sinh vừa qua tại Bệnh viện Bạch Mai, SoMa Miki – tình nguyện viên của Tổ chức Hợp tác phát triển của Nhật Bản (JICA) nở nụ cười hạnh phúc.
Bức thư ấy viết rằng: “Ngày 15/8/2014, gia đình tôi đưa vợ tôi vào sinh tại Bệnh viện Bạch Mai. Đang trong quá trình chuyển dạ chuẩn bị sinh, vợ tôi bất ngờ bị sa dây rau. Rất may cho gia đình tôi, lúc đó chị Soma Miki có mặt kịp thời và đã đem hết tâm huyết nghề nghiệp của một người thầy thuốc để cứu chữa cho con tôi. Hiện nay, con tôi – cháu Đặng Vũ Trường Sơn – đã mạnh khỏe bình thường và đã được về nhà…”.
Miki bế trên tay bé Trường Sơn.
Và chính từ ca cấp cứu sa dây rau ấy mà mọi người biết nhiều hơn tới Miki. Còn Miki đón nhận sự “nổi tiếng” bất ngờ ấy cũng bằng sự cảm kích tự đáy lòng.
Miki kể, ca cấp cứu sa dây rau như lần cấp cứu vừa qua là ít xảy ra, kể cả ở đất nước Nhật Bản. Bản thân Miki mới gặp duy nhất một trường hợp sa dây rau tại đất nước Mặt Trời Mọc. Lần duy nhất trong đời ấy đã giúp Miki có được cho mình kinh nghiệm và nhanh chóng áp dụng việc cấp cứu.
Để cứu được cháu Đặng Vũ Trường Sơn, Miki đã phối hợp cùng nữ hộ sinh tại khoa Sản (Bệnh viện Bạch Mai) cho tay vào cổ tử cung “nâng” tử cung để không bị đè xuống làm chẹt dây rốn trong suốt quá trình chuyển bệnh nhân từ phòng theo dõi sang phòng mổ, cho tới khi em bé được lấy ra an toàn khỏi bụng mẹ.
“Mọi việc diễn ra quá bất ngờ và nhanh chóng chỉ trong vòng khoảng 15 phút từ khi sản phụ bị cơn co bóp tử cung cho tới lúc đứa trẻ chào đời an toàn. Cứu trẻ sơ sinh là nhiệm vụ của một điều dưỡng nói riêng và bác sĩ nói chung nên Miki rất vui khi mình đã cùng mọi người cứu sống một sinh linh nhỏ. Tới khi em bé được lấy an toàn ra khỏi bụng mẹ, Miki mới rút tay ra khỏi tử cung sản phụ”, Miki cười chia sẻ với nụ cười hạnh phúc.
Nữ hộ sinh giàu lòng nhân ái
Soma Miki sinh ra và lớn lên tại thành phố Sapporo Hokkaido (Nhật Bản). Từ nhỏ Miki đã bị bệnh hen suyễn. Nhờ sự chăm sóc tận tình của nhân viên y tế, sức khỏe của cô gái sinh năm 1979 ấy đã dần bình phục. Ước mơ được khoác tấm áo bác sĩ cũng nhen nhóm trong Miki từ đó. Thêm vào đó là tình yêu trẻ cùng niềm vui khi bế trên tay một em bé còn đỏ hỏn với nụ cười mấp máy trên môi là động lực để Miki theo ngành y.
Miki trong giờ làm việc chăm sóc các bé sơ sinh tại Khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai).
“Khi đón chào một sinh linh mới ra đời, tôi vừa căng thẳng vừa cảm động. Vì trên tay tôi lúc này là niềm hạnh phúc của cả một gia đình đang được ấp ủ trong sinh mệnh nhỏ bé ấy”, Soma Miki tâm sự.
Chọn cho mình đất nước Việt Nam để làm tình nguyện viên, Miki chia sẻ: “Miki thấy thoải mái khi sống ở Việt Nam. Hai năm sinh sống và làm việc tại đây đã cho Miki có rất nhiều những tình bạn đẹp. Đi tới đâu Miki cũng nhận được những tình cảm trìu mến, thân thiện của các bạn Việt Nam. Hơn nữa, mối quan hệ và tình đoàn kết hữu nghị giữa 2 nước Việt – Nhật ngày càng gắn bó và phát triển. Nên Miki muốn đóng góp cho sự phát triển y tế Việt Nam bằng việc chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn tích lũy trong gần 9 năm công tác của mình”.
Ngoài công việc tại Bệnh viện, Miki còn tham dự giao lưu văn hóa lễ chùa tại Việt Nam cùng các thành viên khoa Nhi, khoa Sản và phòng Điều dưỡng.
Lãnh đạo khoa Nhi và chị Miki
Câu chuyện giữa Miki và phóng viên Emdep.vn bị cắt ngang khi Miki nhắc tới bé Nguyễn Hoàng Huy - đứa bé bị bỏ rơi tại khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai) trong tình trạng suy hô hấp sơ sinh khi vừa lọt lòng mẹ. Chưa một lần Huy cảm nhận được hơi ấm của vòng tay mẹ cũng như bầu sữa ấm để vỗ về những cơn đói của một đứa trẻ mới chào đời. Chính Miki là một trong những điều dưỡng đã cho Huy uống sữa, thay tã… cho em hàng ngày.
Nghe rất nhiều lời khen dành cho mình, Miki chỉ nở nụ cười nhẹ nhàng. Và khi chúng tôi hỏi về dự định xây dựng gia đình, Miki cũng chỉ cười trừ mà thôi
Cô nói: “Hoạt động với tư cách là tình nguyện viên JICA (Japan International Cooperation Agency) trong 2 năm, tự đáy lòng mình, Miki cảm ơn mọi người rất nhiều. Miki sắp phải tạm biệt các bạn Việt Nam để về Nhật Bản, Miki buồn nhiều. Nhưng những hoạt động tình nguyện của Miki với trẻ sơ sinh chắc chắn sẽ chưa dừng lại. Miki mong muốn được thực hiện các dự định của mình ở bất kì đất nước nào Miki đi qua. Mong một ngày được quay trở lại đất nước Việt Nam”.
Khi trò chuyện với PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng (Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai), phóng viên Emdep.vn có thêm nhiều những thông tin bất ngờ về nữ hộ sinh Soma Miki.
“Soma Miki là một trong những tình nguyện viên tốt nhất ở khoa Nhi từ trước tới nay. Miki tự nguyện tham gia tất cả các hoạt động của khoa, trong đó có hoạt động chăm sóc bệnh nhân. Cô ấy chăm sóc các bệnh nhân nhi như một nhân viên thực thụ của bệnh viện. Ngoài những kiến thức chuyên môn trong công tác chăm sóc, điều dưỡng, Miki còn được mọi người đánh giá cao ở việc làm tỉ mỉ trong từng khâu chăm sóc trẻ sơ sinh. Những kinh nghiệm được Miki chia sẻ trong các buổi sinh hoạt khoa học là một trong những minh chứng cho sự vững vàng về chuyên môn ấy. Chính việc cô ấy làm đã trở thành hình mẫu để tất cả các điều dưỡng khác nhìn vào phấn đấu và học tập”, PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng nói.
Cũng theo PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng, Bệnh viện Bạch Mai đã gửi đề nghị lên Bộ trưởng Bộ Y tế về việc trao bằng khen cho Soma Miki vì những đóng góp của nữ điều dưỡng này trong suốt 2 năm làm tình nguyện viên tại bệnh viện.
Thủy Nguyên
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất
Thực đơn giảm cân với trứng, giúp bạn gái giảm liền 10kg trong 2 tuần, gây sốc cho hội người yêu cũ