Xuất hiện 2 ổ phát ban nghi sởi, vắc xin nào giúp phòng bệnh?
Tin liên quan
>>> Dịch Ebola khiến nhiều người lo lắng
Trong các ngày từ 18/8/2014 - 4/9/2014, tại xã Hang Kia (Mai Châu, Hòa Bình) đã ghi nhận 93 trường hợp bị sốt phát ban nghi sởi. Còn trong thời gian từ 15/8/2014 - 30/8/2014 tại huyện Vân Hồ (Sơn La) ghi nhận 50 trường hợp mắc bệnh nói trên.
Theo Bộ Y tế, số trường hợp mắc có tính chất phân bố rải rác và hầu hết các trường hợp mắc là người H'Mông. Ngoài ra, các khu vực nói trên có điều kiện kinh tế và giao thông khó khăn, tỷ lệ tiêm chủng vắc xin thấp nên nguy cơ bùng phát dịch bệnh trong đó có sởi là rất lớn.
Vắc xin sởi - rubella hiệu quả đến đâu?
"Cũng như các vắc xin khác, tiêm vắc xin sởi – rubella không có hiệu quả phòng bệnh tuyệt đối 100%. Đáp ứng miễn dịch còn tuỳ thuộc vào tuổi tiêm vắc xin, loại vắc xin, đặc điểm miễn dịch, tình trạng sức khoẻ của từng người, chất lượng vắc xin và kỹ thuật thực hành tiêm chủng. Tại nhiều nước, nhờ tiêm chủng vắc xin rubella, bệnh rubella cũng như hội chứng rubella bẩm sinh đã giảm mạnh. Ở nhiều nước châu Mỹ, châu Âu, bệnh đã được loại trừ".
Lịch tiêm loại vắc xin đề phòng sởi cần chú ý về thời gian, độ tuổi. Theo đó, trong tiêm chủng thường xuyên, đối với vắc xin sởi, tiêm mũi thứ nhất cho trẻ 9 tháng tuổi và mũi thứ hai khi trẻ 18 tháng tuổi. Trong chiến dịch tiêm tiêm vắc xin sởi - rubella năm 2014 - 2015, tất cả trẻ em từ 1 tuổi đến 14 tuổi được tiêm 1 mũi vắc xin phối hợp sởi - rubella.
Về những trường hợp chống chỉ định tiêm vắc xin sởi - rubella gồm những người có tiền sử sốc hoặc có phản ứng nghiêm trọng sau tiêm chủng vắc xin chứa thành phần sởi hoặc rubella, sốt cao trên 39 độ C kèm co giật hoặc dấu hiệu não/màng não, tím tái, khó thở, sốc, dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong vắc xin, ví dụ với neomycin, có tình trạng suy chức năng các cơ quan (như suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy tim, suy thận, suy gan), tình trạng suy giảm miễn dịch nghiêm trọng bẩm sinh hoặc mắc phải (AIDS), phụ nữ có thai, các trường hợp chống chỉ định khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất
Những trường hợp tạm hoãn tiêm vắc xin sởi - rubella gồm:
- Mắc các bệnh cấp tính, đặc biệt là các bệnh nhiễm trùng.
- Trẻ sốt ≥ 37,5oC hoặc hạ thân nhiệt ≤ 35,5oC (đo nhiệt độ tại nách).
- Trẻ mới dùng các sản phẩm globulin miễn dịch hoặc truyền máu, huyết tương trong vòng 3 tháng.
- Trẻ đang hoặc mới kết thúc liều điều trị corticoid (uống, tiêm) trong vòng 14 ngày, thuốc ức chế miễn dịch khác hay điều trị xạ trị.
- Mắc bệnh bạch cầu cấp, thiếu máu nặng, các bệnh máu nghiêm trọng khác hoặc truyền máu.
- Các trường hợp tạm hoãn tiêm chủng khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Để khống chế sớm ổ dịch phát ban nghi sởi, Cục Y tế Dự phòng đề nghị Sở Y tế Hòa Bình và Sơn La cần tăng cường giám sát, diễn biến của dịch bệnh sởi nhằm phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh. Tiến hành rà soát thống kê trẻ từ 1-14 tuổi trên địa bàn toàn tỉnh để phối hợp Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương tổ chức chiến dịch tiêm vắc xin sởi - rubella ngay trong tháng 9 nhằm khoanh vùng ổ dịch không để dịch bệnh lây lan. Mặt khác, cần đẩy mạnh tổ chức điểm tiêm chủng lưu động vắc xin sởi và vắc xin khác thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng ngoài các điểm cố định tại trạm y tế theo quy định ở các thôn bản, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người để nâng cao tỷ lệ bao phủ vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng, không để các vùng "lõm". |
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất