Tuyệt chiêu chụp ảnh đồ ăn ngon mắt, đẹp lung linh như food blogger thực thụ chỉ bằng điện thoại

2020-06-02 14:30
- Nắm được 4 tuyệt chiêu này khi chụp ảnh đồ ăn bằng điện thoại, món ăn bình thường cũng sẽ trông "sang xịn mịn" như ảnh của food blogger thực thụ.

1. Trang trí món ăn

Dùng điện thoại chụp ảnh đồ ăn ngon mắt 'nuốt nước miếng' như food blogger chỉ nhờ bí kíp này

Bên cạnh chế biến, để món ăn trở nên hấp dẫn hơn thì công đoạn trang trí cũng khá quan trọng. Để món ăn thêm đẹp mắt, bạn có thể thêm các nguyên liệu, gia vị hoặc đồ vật liên quan đến món ăn. Đó có thể là: rau thơm, ngò, muối, chanh, các loại hạt,... hay thìa, muỗng. Các nguyên liệu cần giữ đọ tươi để tăng kích thích thị giác và vị giác.

2. Bố cục chụp

Góc độ đặt điện thoại chụp cũng ảnh hưởng rất lớn tới độ hấp dẫn của bức ảnh đồ ăn.Cùng điểm qua một vài góc độ cơ bản khi chụp ảnh món ăn hay được sử dụng nhất:

Góc 30 - 45 độ:

Đây là góc độ khá thông dụng, gần gũi, đồng thời cũng tương đồng với góc nhìn khi ăn của người thưởng thức. Với góc độ này, các thành phần trang trí trên background thường bị cắt hoặc có độ mờ nhất định để tạo độ sâu cho ảnh.

Dùng điện thoại chụp ảnh đồ ăn ngon mắt 'nuốt nước miếng' như food blogger chỉ nhờ bí kíp này

Góc 45 độ phù hợp với các tấm cận cảnh món ăn. Với góc độ này giúp giảm khuyết điểm khi sử dụng vật dụng có thành quá cao.

Dùng điện thoại chụp ảnh đồ ăn ngon mắt 'nuốt nước miếng' như food blogger chỉ nhờ bí kíp này

Góc trực diện:

Dùng điện thoại chụp ảnh đồ ăn ngon mắt 'nuốt nước miếng' như food blogger chỉ nhờ bí kíp này

Góc trực diện thường được sử dụng khi chụp các món ăn cần thấy rõ từng lớp nguyên liệu như bánh mì, sandwich,…

Góc 90 độ:

Dùng điện thoại chụp ảnh đồ ăn ngon mắt 'nuốt nước miếng' như food blogger chỉ nhờ bí kíp này

Góc 90 độ thường được nhiều người chụp ảnh món ăn sử dụng. Với vị trí này, các thành phần xuất hiện trong ảnh rõ ràng, sắc nét và màu sắc thu hút.

3. Các lưu ý khi chụp ảnh đồ ăn:

Sử dụng ánh sáng tự nhiên:

Không ánh sáng nào có thể so sánh bằng ánh sáng tự nhiên. Do đó, nếu bạn ăn đồ ở bên ngoài, hãy lựa chọn chỗ ngồi có ánh sáng tự nhiên như ở gần cửa sổ hoặc gần cửa kính.

Dùng điện thoại chụp ảnh đồ ăn ngon mắt 'nuốt nước miếng' như food blogger chỉ nhờ bí kíp này

Dưới luồng ánh sáng tự nhiên, màu sắc của món ăn sẽ chân thực hơn, khác với việc chuyển sang tông màu nóng ấm khi sử dụng ánh sáng nhân tạo. Khi điện thoại chụp ở điều kiện tự nhiên, độ nhạy sáng sẽ thấp hơn, hình ảnh sẽ đạt mức sắc nét và chi tiết nhất.

Tương phản với nền chụp: Món ăn tương phản với phông nền sẽ giúp cho bức ảnh trở nên ấn tượng hơn và thu hút sự chú ý của người xem. 

4. App chụp ảnh đồ ăn đẹp trên điện thoại

Foodie:

Dùng điện thoại chụp ảnh đồ ăn ngon mắt 'nuốt nước miếng' như food blogger chỉ nhờ bí kíp này

Foodie cung cấp cho người dùng hơn 70 bộ lọc ảnh được phát triển riêng cho mục đích chụp ảnh thức ăn theo những chủ đề phù hợp với lĩnh vực ẩm thực như: Ngon tuyệt, Dịu ngọt, Ăn liền, Trà sữa, Ngọt ngào, Tươi ngon, Dai dai, BBQ, Giòn… để giúp bức ảnh món ăn thêm ngon mắt và sống động.

Yummy Effect:

Dùng điện thoại chụp ảnh đồ ăn ngon mắt 'nuốt nước miếng' như food blogger chỉ nhờ bí kíp này

Yummy Effect là một ứng dụng chỉnh sửa ảnh đồ ăn với 9 bộ lọc làm món ăn hấp dẫn cho người dùng lựa chọn và tinh chỉnh biên tập lại các thông số nhằm làm nổi bật chủ thể như độ rực rỡ màu sắc, ánh sáng, độ bão hòa màu…

Snappetize:

Dùng điện thoại chụp ảnh đồ ăn ngon mắt 'nuốt nước miếng' như food blogger chỉ nhờ bí kíp này

Snappetize là ứng dụng khá chuyên nghiệp để chụp ảnh đồ ăn. Nó không chỉ hỗ trợ người dùng chỉnh sửa màu sắc một món ăn mà còn gợi ý cho người dùng cách bài trí món ăn theo bố cục có sẵn. Ứng dụng này cũng cho phép người dùng chỉnh sửa ngay bức ảnh qua trình biên tập tích hợp với các hiệu ứng tinh chỉnh cắt xén, độ sáng, xóa mờ hậu cảnh,…

Bora (Tổng hợp)

Ảnh: Sưu tầm

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Yêu xa: Im lặng là dấu chấm hết?