Tết Đoan ngọ ăn gì để ‘giết sâu bọ’? 5 món ăn giúp xua tan vận rủi, thu hút điều may

Bồ Đào 2022-06-01 11:09
- Tết Đoan Ngọ là ngày Tết truyền thống nhiều quốc gia châu Á như Việt Nam, Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Đài Loan,...

Tết Đoan Ngọ là ngày Tết truyền thống nhiều quốc gia châu Á như Việt Nam, Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Đài Loan,... Ngày Tết này còn được người Việt Nam gọi là "Tết giết sâu bọ". 

Trong ngày lễ này, mọi người sẽ chuẩn bị những món ăn quen thuộc để dâng lên ông bà tổ tiên với mong muốn được mùa màng bội thu. Người Việt cũng quan niệm rằng, các loại kí sinh thường ngoi lên vào mùng 5 tháng 5 âm lịch, do đó con người sẽ ăn thức ăn, hoa quả vị chua, chát và nhất là rượu nếp, có thể loại bỏ chúng.

Bánh tro (bánh ú)

Nguyên liệu làm bánh gio:

  • Gạo nếp: 1kg
  • Đường, muối
  • Nước tro hoặc nước tro tàu
  • Lá dong loại nhỏ
  • Dây lạt

Tết Đoan ngọ ăn gì để ‘giết sâu bọ’? 5 món ăn giúp xua tan vận rủi, thu hút điều may

Bánh tro

Cách làm bánh gio mật:

Bước 1: Ngâm gạo

- Gạo nếp bạn vo đãi nhiều lần cho thật sạch sau đó ngâm vào xoong nước lạnh to có hòa 1 ít muối, thời gian ngâm lần 1 là 5-6h.

- Để làm nước gio, bạn lấy cây thạp nhạp (là loại cây mọc trên rừng, rất phổ biến ở các tỉnh miền núi phía Bắc) cùng với quả của cây xoan mang về đốt thành tàn tro. Sau đó, lọc lấy phần nước. Tuy nhiên, bạn có thể mua sẵn nước tro làm sẵn. Bạn có thể pha nước tro với tỉ lệ như sau: 1 thìa canh nước tro thì pha với 1 lít nước lọc.

- Sau khi đã ngâm nước muối, bạn cho gạo nếp ngâm với nước tro theo tỉ lên trên trong 22h.

- Bạn có thể kiểm tra gạo nếp đã ngấm đủ hay chưa bằng cách lấy hạt gạo nếp đặt vào giữa 2 ngón tay cái và ngón trỏ, ấn nhẹ, nếu thấy hạt nếp vỡ nhẹ ra thì tức là có thể làm bánh.

- Trong trường hợp bạn ngâm gạo nếp với nước tro bạn cần xả lại nhiều lần với nước lọc cho thật sạch rồi xóc thêm muối để ra rổ cho ráo nước. Còn nếu ngâm với nước tro tàu, sau khi ngâm bạn chỉ cần đổ ra rổ cho gạo ráo nước.

Bước 2: Gói bánh

- Đun 1 nồi nước lớn, cho lá dong vào chần kỹ để mất bớt chất diệp lục trong lá. Sau đó mang rửa sạch, để ráo nước.

- Xếp hai chiếc lá lên một mặt phẳng, úp phần mặt phải của lá xuống. Múc 2 thìa súp gạo dàn đều lên lá. Sau đó bạn cuộn lá lại, gấp phần lá thừa hướng trong, dùng dây buộc suốt chiều dài của bánh. Lần lượt gói cho tới khi hết gạo.

Bước 3: Nấu bánh

- Bánh gio gói xong bạn xếp vào nồi sạch, lưu ý là nồi không được dính dầu mỡ bởi nếu có dầu mỡ sẽ khiến bánh không thể chín được. Đổ ngập nước và luộc trong khoảng 2 – 2,5 giờ là bánh đã nhừ. Khi thấy nước cạn bạn có thể chế thêm nước vào để nồi bánh không bị hết nước.

- Khi bánh chín thì xả dưới vòi nước lạnh sau đó treo lên chỗ thoáng mát.

Bước 4: Làm mật mía chấm bánh gio

- Bạn có thể cho đường trắng vào chảo nóng, đun nhỏ lửa cho đến khi đường chảy thành nước màu vàng cánh gián, đường tan hoàn toàn, đường trở thành nước đặc, quánh lại là được.

- Đơn giản hơn thì bạn chỉ cần chấm bánh gio với đường trắng cũng rất ngon.

Rượu nếp

Nguyên liệu:

500gr gạo nếp, 300gr đường trắng và 5gr men rượu.

Tết Đoan ngọ ăn gì để ‘giết sâu bọ’? 5 món ăn giúp xua tan vận rủi, thu hút điều may

Rượu nếp

Cách làm:

Hãy vo sạch gạo nếp, đem ngâm với nước trong vòng từ 3 đến 4 tiếng. Sau đó mang gạo nếp đi hấp cho đến khi hạt gạo săn lại, đạt chuẩn sẽ hơi giống xôi nếp nhưng có độ ướt hơn một chút.

Trong thời gian chờ xôi nếp chín, giã sơ men rượu, đem lọc bã trấu còn sót lại. Trộn men rượu với một muỗng cà phê đường rồi dùng cối giã mịn. Xôi nếp chín, đánh tơi và để nguội rồi cho vào nồi nấu lần hai khoảng 30 phút để cho hạt xôi căng bóng. Tiếp đến trải đều xôi ra mâm và để nguội, rắc chút men trộn đường giã nhuyễn lên trên phần xôi nếp. Sau đó nén chặt phần xôi nếp vào một hũ thủy tinh và cho thêm một thìa canh đường. Dùng màng bọc thực phẩm bọc kín miệng hũ rượu nếp và lựa chọ để nơi khô thoáng từ 2 đến 3 ngày cho đến khi xôi nếp lên men.

Khi có mùi thơm của rượu nếp là có thể trực tiếp mang ra cùng thưởng thức với gia đình. Món rượu nếp cũng đặc biệt thơm ngon nếu trộn với sữa chua.

Thịt vịt

Nguyên liệu:

  • Vịt: 1 con
  • Sả: 3 cây
  • Hành tây: 1 củ
  • Gừng, hành tím

Tết Đoan ngọ ăn gì để ‘giết sâu bọ’? 5 món ăn giúp xua tan vận rủi, thu hút điều may

Thịt vịt

Các bước luộc vịt mềm ngon:

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Vịt làm sạch, lấy gừng và muối chà xát lên bên trong và bên vịt để khử mùi hôi.

Sả đập dập, cắt khúc dài khoảng 3 đốt ngón tay.

Hành tây, hành tím bóc vỏ, để nguyên củ.

Bước 2: Tiến hành luộc vịt

Đặt nồi lên bếp, cho sả, gừng, hành tây, hành tím vào nồi cùng 1,5 lít nước nấu sôi.

Cho vịt vào luộc ở lửa vừa khoảng 20 – 25 phút thì tắt bếp.

Bước 3: Thành phẩm

Thịt vịt luộc chặt miếng vừa ăn, vị thịt ngọt ngon có thể trộn gỏi, ăn bún, ăn cơm kèm nước mắm gừng cực kỳ ngon.

Xôi chè

Nguyên liệu món xôi chè ngon:

  • 6kg gạo nếp cái hoa vàng
  • 1kg đậu xanh
  • 0,3 kg hạt sen
  • Bột sắn
  • Bột năng
  • Đường kính trắng
  • Dầu ăn
  • Muối

Tết Đoan ngọ ăn gì để ‘giết sâu bọ’? 5 món ăn giúp xua tan vận rủi, thu hút điều may

Xôi chè

Các bước thực hiện món xôi chè:

Bước 1: Ngâm và nấu đậu xanh

Để làm được món chè này, bạn cần đem ngâm đậu xanh với nước từ đêm hôm trước để đậu xanh mềm bở, xong đem đãi sạch vỏ nấu chín.

Nếu nấu đậu xanh bằng nồi cơm điện thì không cần phải ngâm. Bạn đem nấu đậu xanh cho bở, còn nguyên hạt và không nhão.

Bước 2: Nấu hạt sen

Khi tiến hành nấu, hạt sen mua về bạn mua được loại tươi thì càng tốt. Còn nếu không có thể sử dụng hạt sen khô. Sau đó đem rửa sạch và cho vào nồi đun nhỏ lửa, nấu chín cho bở.

Bước 3: Chia đậu xanh

Bước tiếp theo của hướng dẫn cách nấu xôi chè ngon là để lại một phần đậu xanh để rắc vào chè. Phần còn lại giã nhuyễn rồi nắm lại thành từng nắm vừa lòng bàn tay.

Bước 4: Ngâm nếp

Gạo nếp đem ngâm nước nở bung, đãi sạch bụi bẩn và sạn. Để gạo nếp được thơm ngon hơn bạn xóc qua với chút muối rồi để cho ráo nước nhé. Sau đó, cho chút dầu ăn vào gạo trộn đều. Cho đậu xanh vào trộn đều cùng với gạo.

Bước 5: Xôi nếp

– Tiếp theo, bạn cho nước vào nồi đun cho sôi rồi cho gạo nếp vào nấu chín như nấu thông thường.

– Khi xôi chín, bạn đổ xôi ra tô to rồi thái nốt phần đậu xanh còn lại vào trộn đều cho tới khi hạt xôi tơi ra. Sau đó mới cho hạt sen vào đảo nhẹ nhàng.

Bước 6: Nấu nước đường xôi chè

Trong một cái tô khác, bạn hòa tan nước với đường rồi nêm nếm lại khẩu vị cho vừa với cả nhà nhé. Sau đó, bắc lên bếp đun sôi, lúc nước sôi từ từ đổ bột năng vào cho sánh. Khi thấy bột chuyển sang màu trong thì rắc phần đậu xanh vào là hoàn thành cách làm xôi chè ngon rồi.

Vải - mận

Tết Đoan ngọ ăn gì để ‘giết sâu bọ’? 5 món ăn giúp xua tan vận rủi, thu hút điều may

Nhiều quan niệm cho rằng, trong ngày Tết Đoan ngọ, vì nhà ai cũng có bữa cỗ “giết sâu bọ” với những trái cây đầu mùa nên các loài sâu bọ đều hoảng hốt trốn chạy. Lễ cúng ngày Tết Đoan ngọ không thể thiếu những hoa quả như các loại: vải, mận, đào, chuối, quất hồng bì, dưa hấu, dứa,...

Bồ Đào (Tổng hợp)

Ảnh: Sưu tầm

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Đi tìm lí do 12 cung Hoàng đạo nam ngoại tình