Cà rốt bổ dưỡng là thế nhưng nếu không biết ăn đúng cách thì hiểm họa khôn lường
Tin liên quan
Cà rốt là loại thực phẩm được sử dụng phổ biến trong các món ăn hàng ngày, chứa nhiều giá trị dinh dưỡng tốt cho sức khỏe: vitamin C, A, B1, B2, PP,... cùng nhiều khoáng chất khác. Trong cà rốt còn chứa nhiều hoạt cất carotene - hoạt chất giúp trẻ hóa làn da, ngăn ngừa sự lão hóa và giảm nguy cơ ung thư, các bệnh về tim mạch, thải độc gan,... Tuy nhiên, nếu không sử dụng cà rốt đúng cách rất có thể "rước bệnh vào người", gây nguy hại tới sức khỏe.
Gây táo bón
Cà rốt có tác dụng hiệu quả khi bị tiêu chảy, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ bị tiêu chảy - nếu ăn cháo cà rốt và uống nước cà rốt sẽ có tiến triển nhanh chóng. Bởi vì trong cà rốt có chứa lượng chất xơ dồi dào ở dạng không hòa tan. Tuy nhiên nếu ăn quá nhiều cà rốt mà không uống đủ nước sẽ dễ làm tắc nghẽn trong ruột và khiến chúng ta bị táo bón.
Ăn nhiều cà rốt có thể gây táo bón
Gây rối loạn kinh nguyệt
Chị em phụ nữ nếu dùng hơn 0,5 lít nước ép cà rốt hoặc hơn 300g cà rốt/ngày đều đặn sẽ bị ảnh hưởng quá trình rụng trứng, rối loạn kinh nguyệt và thâm chí là vô kinh tạm thời. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, phụ nữ ăn nhiều cà rốt có thể bị ức chế rụng trứng, chức năng buồng trứng bị giảm sút do tác dụng của quá nhiều carotenoid. Bởi vậy, một tuần bạn chỉ nên ăn cà rốt từ 2-3 lần để có đủ chất dinh dưỡng và tận dụng tối đa giá trị của cà rốt.
Gây vàng da
Ăn một số lượng lớn cà rốt trong thời gian dài không chỉ gây ra tình trạng ngộ độc cà rốt do tăng methemoglobine máu mà lượng carotene cao tích trữ trong cơ thể cũng không được chuyển hoá hết, từ đó có thể gây ứ đọng ở gan, tạo nên chứng vàng da (biểu hiện rõ nhất ở chóp mũi, lòng bàn tay, gan bàn chân…), ăn không tiêu, mệt mỏi...
Tình trạng vàng da tuy chỉ gây ảnh hưởng thẩm mỹ, không nguy hiểm và dễ kiểm soát (chỉ cần ngưng hay giảm ăn cà rốt một thời gian sẽ hết vàng da) nhưng cũng dễ làm người bệnh lo lắng. Vì thế để đảm bảo an toàn, người lớn chỉ nên dùng dưới 300g cà rốt và trẻ em chỉ nên dùng dưới 150g cà rốt một tuần.
Nếu không sử dụng cà rốt đúng cách rất có thể "rước bệnh vào người".
Gây ngộ độc nếu nấu kèm với thủy sản, hải sản có vỏ
Một điểm lưu ý khác đó là ăn cà rốt nấu cùng với thủy, hải sản có vỏ như tôm, cua có thể dẫn tới ngộ độc. Bởi lẽ trong vỏ của các loài này có chứa một lượng lớn asen hóa trị 5, khi kết hợp với vitamin C trong cà rốt sẽ tạo thành asen hóa trị 3 – đây chính là thạch tín.
Thạch tín chứa hàm lượng độc tố cực kỳ cao, gây nguy hại khôn lường cho sức khỏe. Bạn tuyệt đối đừng nên nấu cà rốt cùng với thủy, hải sản có vỏ nhé!
Bình An (Tổng hợp)
Ảnh: Sưu tầm
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất