Mẹ mới sinh xong cứ hồn nhiên làm những việc này coi chừng bị LỒI TỬ CUNG, thậm chí bị cắt bỏ, dừng ngay các bà mẹ bỉm sữa ơi!
Tin liên quan
Em nhớ hồi sinh xong tầm gần 1 tháng thì em bị đau lưng, có cảm giác nặng trì xuống và căng tức ở vùng âm đạo. Ban đầu em tưởng do mới sinh xong cơ thể mình chưa bình thường trở lại nên chủ quan, vẫn sinh hoạt mọi thứ như thường. Khoảng 4 ngày sau thì có một khối thịt lồi ra ngoài mỗi khi em làm việc gì đó nặng một chút, cảm giác đau lưng càng rõ hơn, khó chịu nhất là mỗi khi ngồi xổm tiểu tiện, đi ngoài. Em bắt đầu tá hỏa, cứ nghĩ mình bị bệnh nan y gì đó, sụt sịt mãi mới dám gọi điện thoại nói thật với mẹ ruột. Bà vừa nghe xong tức tốc khăn gói từ dưới quê lên, thấy em liền mắng cho một tràng:
- Tao nói mà con cái có thèm nghe đâu. Đàn bà con gái mới chửa đẻ xong không chịu kiêng cữ gì hết! Đã bảo cứ nghỉ ngơi đi tao lo việc nhà phụ trông cháu cho mà một hai bắt về quê sớm. Giờ thì thấy hậu quả chưa!
Đi khám bác sĩ bảo là em bị sa dạ con ở mức độ 2 (cổ và một phần thân dạ con lồi ra hẳn bên ngoài âm đạo). Nguyên nhân là vì sau sinh, tử cung của em vẫn chưa co giãn và trở về trạng thái như trước có bầu mà còn khá to và nặng. Trong khi đó, các cơ và dây chằng ở vùng đáy chậu trải qua quá trình sinh nở bị co giãn quá mức nên không nâng đỡ tử cung nổi làm cho nó sa xuống dưới.
Những thói quen sai lầm tưởng chừng vô hại nhưng khiến dạ con bị sa xuống sau sinh
- Lúc mới sinh xong em buồn tiểu mà bị đau tức nên không đi tiểu ngay, ráng nín nhịn: làm các khối cơ vân hoạt động quá mức khi đang còn yếu, hơn nữa bóng đái căng cứng nước tiểu còn tạo áp lực lớn cho tử cung và dây chằng.
- Rời viện về nhà vài hôm em sợ mẹ mệt nên bắt mẹ về quê nghỉ rồi tự tay làm hết việc nhà, chăm con, bưng bê, giặt giũ, nhiều lần làm quá sức nên khiến tử cung và các dây chằng sa trễ xuống dưới.
- Phải thức đêm chăm con nên ban ngày em rất mệt mỏi, mất ngủ. Đôi lúc rất lười vận động đi lại, lúc nằm, ngồi thì ít khi trở mình, thay đổi tư thế khiến khí huyết lưu thông kém, cơ và dây chằng lâu đàn hồi nên dạ con không được nâng đỡ.
- Nhiều khi em cũng ăn quá no, ăn quá no khiến áp lực dạ dày dồn xuống các cơ quan và dây chằng phía dưới ổ bụng càng lớn.
- Sản phụ bị suy nhược cơ thể, ra nhiều khí hư.
- Mẹ có tiền sử sinh non nhiều lần
Vì vậy, các mẹ phải nhớ từ bỏ những việc làm, thói quen xấu trên để không bị chứng sa dạ con hành hạ nha.
Bác sĩ còn cho em biết một số biểu hiện và cách chữa trị chứng sa dạ con sau sinh như sau:
Biểu hiện của sa dạ con sau sinh
Hình ảnh tử cung ở vị trí bình thường và tử cung bị sa ra ngoài một phần(Ảnh minh họa)
Sa dạ con có mức độ nặng nhẹ khác nhau cụ thể như sau:
Mức độ 1: Dạ con sa nhưng cổ dạ con vẫn còn nằm bên trong âm đạo.
Mức độ 2: Cổ và một phần thân dạ con lồi ra hẳn bên ngoài âm đạo.
Mức độ 3: Toàn bộ dạ con lồi ra phía ngoài âm đạo, có thể bị viêm nhiễm, lở loét.
Cách chữa trị
Đa phần phụ nữ sau sinh thường bị nhẹ ở mức độ 1, nặng hơn nữa là mức độ 2. Lúc này sản phụ sẽ có cảm giác nặng trì xuống và căng tức ở vùng âm đạo kèm theo một khối lồi hẳn ra ngoài nếu làm việc nặng, đau lưng, đi ngoài khó và tiểu rắt.
Sản phụ sau sinh dạ con và dây chằng chưa co hồi như cũ nên cần phải kiêng cữ nhiều thứ để tránh sa dạ con (Ảnh minh họa).
Với trường hợp này sản phụ chỉ cần nghỉ ngơi hợp lý, tránh lao động và làm việc quá sức là dạ con sẽ khôi phục lại trạng thái ban đầu. Nếu sau khi nghỉ ngơi mà sản phụ vẫn khó chịu nên đi khám sản phụ khoa, trường hợp nặng cần phải phẫu thuật để cắt dạ con.
Ngoài ra còn nhớ thực hiện thêm một số việc như:
- Sau 6-8 giờ sau sinh, sản phụ nên ngồi dậy, ngày thứ 2 thì đứng dậy đi lại nhẹ nhàng.
- Cho bé bú càng sớm càng tốt vừa là cách kích sữa mau về vừa giúp co hồi dạ con nhanh.
- Ăn nhiều rau xanh và trái cây để phòng tránh táo bón vì táo bón là một trong những nguyên nhân khiến sản phụ dễ bị sa dạ con.
- Đi lại nhẹ nhàng, thường xuyên thay đổi vị trí, tư thế nằm.
Món ăn bài thuốc chữa sa dạ con sau sinh
Cháo kê, lươn: Nguyên liệu bao gồm kê 100g, lươn 1 con và các gia vị khác. Cách chế biến: Lươn làm sạch nhớt, khử mùi tanh, bỏ nội tạng thái mỏng; kê vo sạch cho vào nồi ninh nhừ thành cháo cho thêm ít muối. Khi cháo sôi cho thịt lươn vào nấu chung, cháo nhừ nêm nếm gia vị vừa miệng, ăn nóng nên ăn lúc đói và ăn hết trong ngày.
Cháo kê, thủ ô và trứng gà: Nguyên liệu bao gồm: hà thủ ô đỏ 30g, kê 50g, trứng gà 2 quả và các gia vị khác. Cách chế biến: Hà thủ ô cho vào bọc vải thưa gói lại cho vào nồi nấu, nước sôi vớt bỏ bã dùng nước này nấu cháo. Khi cháo nhừ đập 2 quả trứng gà vào đánh đều. Nêm nếm gia vị vừa miệng, dùng nóng, nên ăn lúc đói, ngày ăn 2 lần.
Cháo kê, đẳng sâm, thăng ma: Nguyên liệu bao gồm: đẳng sâm 30g, thăng ma 10g, kê 50g. Cách chế biến: Đẳng sâm và thăng ma sau khi rửa sạch cho vào nồi cho nước ngập đun sôi, nước sôi vớt bỏ bã, dùng nước này để nấu cháo. Món này ăn lúc đói, ngày ăn 2 lần sẽ có kết quả.
Canh lươn: Nguyên liệu gồm: lươn 2 con, hành khô, gừng, muối và rượu. Cách chế biến: Lươn làm sạch nhớt, khử mùi tanh loại bỏ nội tạng, lọc bỏ xương, đầu, thái chỉ ướp chung với hành, muối, gừng, rượu trắng trong vòng 5 phút. Sau đó cho nồi nước lên bếp đun sôi thì cho lươn vào nấu canh, nêm nếm gia vị vừa ăn. Món này có thể ăn hàng ngày chung với cơm.
Canh cá diếc, hoàng kỳ: Nguyên liệu gồm: cá diếc 1 con 250g, hoàng kỳ 25g, chỉ xác sao 10g. Cách chế biến: Hoàng kỳ, chỉ xác sao rửa sạch cho vào nồi đun sôi. Nước sôi vớt bỏ bã lấy nước này để nấu canh cá. Cá làm sạch ướp muối, gừng, rồi cho vào nước thuốc nấu thành canh. Món này có thể ăn hàng ngày.
Thùy Linh (T.H)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất