Công thức tính TRỢ CẤP THAI SẢN, ngày nghỉ chuẩn nhất cho mẹ đẻ thường và đẻ mổ, nhiều chị lơ ngơ bị ‘cắt quyền lợi’ mà vẫn cảm ơn rối rít

2017-12-19 09:59
- Hồi em vừa đẻ xong tròn 1 tháng thì chị làm Hành chính ở công ty gọi điện bảo đến nhận trợ cấp thai sản. Em nghe thế xong mừng quýnh gửi con cho mẹ chồng rồi phi một mạch đến công ty.

Nói thế nhưng trong thâm tâm cũng có biết mình sẽ được bao nhiêu tiền đâu, cứ nghe loáng thoáng là 6 tháng lương nên em ước chừng khoảng gần 2 chục triệu các mẹ ạ!

Đến nơi, gặp chị kế toán em mới hỏi: “Thế em được bao nhiêu tiền vậy chị ơi”. Các mẹ biết chị ấy nói sao không: “Trời ơi, cái nhà cô này, được bao nhiêu tiền cũng không biết, nhỡ tôi “ăn chặn” mất thì sao”.
Nghe mà cũng thấy hơi chột dạ, đúng là em không biết thật các mẹ ạ! Đang có thời gian rảnh nên chị ấy mới giải thích cặn kẽ cho e thế này:

Công thức tính trợ cấp thai sản:

Mức trợ cấp thai sản: Bằng tổng tiền lương (đóng bảo hiểm) của 6 tháng gần nhất trước khi sinh + 2 tháng lương tối thiểu chung là 2.600.000 đồng/tháng.

Như trường hợp của em, lương của 6 tháng làm việc liền kề trước khi nghỉ là 4.000.000 x 6 tháng = 24.000.000 đồng. Ngoài ra, em được hưởng thêm trợ cấp 1 lần sinh con bằng 2 tháng lương tối thiểu chung: là 2.600.000 đồng. (Mức lương cơ sở chung 1 tháng là 1.300.000 đồng).
Tổng cộng mức trợ cấp em nhận được là: 24.000.00 + 2.600.000 = 26.600.000 đồng.

Đi làm sau khi nghỉ thai sản, mẹ có quyền:

Nhận 30% lương của 1 ngày (tính theo mức lương tối thiểu) trong trường hợp nghỉ tại nhà nếu xin nghỉ thêm để phục hồi sức khỏe. Thời gian nghỉ tối đa mẹ được hưởng 30% lương như sau:

+ Trường hợp đẻ thường: Nghỉ 5 ngày.
+ Trường hợp sinh mổ: Nghỉ tối đa 7 ngày.
+ Trường hợp mang đa thai: Nghỉ tối đa 10 ngày.

Nếu mẹ đi làm trước hạn

Theo quy định mới trong năm 2017, mẹ sau sinh bắt buộc phải nghỉ đủ tối thiểu 4 tháng mới được đi làm trở lại (nếu không muốn nghỉ hết 6 tháng). Khi đi làm trước thời hạn, ngoài tiền lương nhận được từ những ngày làm việc, mẹ vẫn được hưởng chế độ thai sản đầy đủ cho đến khi đủ 6 tháng.

Về thời gian nghỉ phép

Các mẹ được nghỉ tổng cộng 6 tháng trước và sau sinh. Trong đó thời gian nghỉ trước khi sinh không quá 2 tháng. Với những trường hợp đặc biệt thì cụ thể như sau ạ:

– Đa thai: Nếu mẹ nào có con thứ 2 trở đi sẽ được tính thêm 1 tháng/ 1 bé vào thời gian nghỉ.

– Nghỉ thêm: Nếu mẹ có nhu cầu nghỉ thêm có thể xin nghỉ phép và không hưởng lương.

– Nếu mẹ là giáo viên nghỉ thai sản dịp hè: Theo đúng quy định nhà nước, nếu giáo viên nghỉ đúng vào tháng hè thì được nghỉ bù thêm 2 tháng. Hiểu nôm na, người ta nghỉ thai sản 6 tháng thì mẹ làm giáo viên rơi vào trường hợp này sẽ được nghỉ 8 tháng, nhưng bảo hiểm sẽ không chi trả 2 tháng hè này đâu mẹ nhé!

Điều kiện hưởng chế độ thai sản

Nếu muốn được hưởng chế độ thai sản theo những điều trên, mẹ buộc phải đáp ứng đủ các điều kiện:

– Đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh con hay nhận nuôi con nuôi.

– Nếu phải ngưng việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám chữa bệnh thì phải đóng BHXH từ đủ 3 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con mới được hưởng chế độ thai sản.

– Nếu đủ điều kiện đóng BHXH mà chấm dứt hợp đồng lao động trước khi sinh con, nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định.
Đặc biệt, bổ sung thêm trường hợp chỉ có cha tham gia BHXH thì khi vợ sinh con, cha được trợ cấp một lần bằng 2 tháng lương cơ sở cho mỗi con.

PV

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Giải mã những lời đồn 'dựng tóc gáy' quanh ngày trăng tròn