10 tips "uốn nắn" lại đứa con hư

Thảo Vũ 2016-04-28 09:15
- Nếu bạn có một đứa con luôn cằn nhằn, khóc lóc và ném lung tung mọi thứ khi nó không được thỏa mãn ý muốn, bạn chỉ có thể đổ lỗi cho chính bản thân mình.

Thực tế, các gia đình trẻ ngày nay (đặc biệt là những gia đình khá giả), thường gặp khó khăn với việc dạy dỗ con cái biết ơn và cư xử biết điều, mặc dù lũ trẻ được dự các kỳ nghỉ hè trong mơ, có nhà đẹp, sở hữu những tiện ích mới nhất và những món đồ chơi đắt tiền. Để thay đổi những đứa trẻ luôn cằn nhằn, gào khóc và ném xuống đất tất cả mọi thứ mỗi khi nhu cầu của chúng không được thỏa mãn đòi hỏi bố mẹ phải thật kiên trì, vì không ai hết ngoài bạn phải chịu trách nhiệm về tính xấu đó của con mình. Và đây là lúc bạn cần phải thay đổi cách nuôi dạy con.

1. Nói "Không" thường xuyên hơn

Trì hoãn việc làm hài lòng trẻ một cách nhanh chóng mặc dù bạn có thể dễ dàng đáp ứng đòi hỏi của chúng. Đơn giản là không phải lúc nào cũng cho trẻ cái mà chúng muốn.

2. Đòi hỏi sự biết ơn

Không chỉ dạy con biết nói "làm ơn" và "cám ơn", bạn cần dạy con các biểu hiện biết ơn bằng ánh mắt, cái nắm tay, biết biểu lộ tình cảm, đánh giá cao lòng tốt và những món quà mà người khác dành tặng chúng. Nếu chúng không chịu cám ơn hay biểu lộ sự biết ơn, bạn hãy đề nghị chúng trả lại món quà (cho bạn hoặc cho người tặng) và giải thích cho chúng biết rằng chúng chưa xứng đáng để nhận được món quà đó.

Nếu bạn có một đứa con luôn đòi hỏi và ném mọi thứ khi không được như ý thì bạn cũng phải chịu một phần trách nhiệm trong việc nuôi dạy con. Ngưng đổ lỗi và bắt đầu kiên trì với những cách tiếp cận mới để mang đến hòa bình và tình yêu trong ngôi nhà của mình.

3. Thể hiện lòng tốt bụng

Rủ con tham gia vào việc tặng quần áo và đồ chơi cho những người cần nhưng không đủ điều kiện để mua; cùng nhau sắp xếp đồ, đóng hộp và mang tặng trong sự giúp đỡ và quan sát của con. Bạn nên làm việc này thường xuyên chứ không chỉ trong những dịp đặc biệt hay khi có kêu gọi giúp đỡ của khu phố.

Cùng con mang tặng đồ không cần dùng đến cho những gia đình có hoàn cảnh khó khăn

4. Tìm kiếm những người đồng hành cùng ý chí

Nếu bạn chỉ chơi với những gia đình không nuôi dạy con theo cách bạn đang theo đuổi, bạn sẽ không tìm thấy bất kì sự giúp đỡ nào với nhiệm vụ bạn đang cố gắng hoàn thành. Hãy tìm kiếm những người bạn cũng đánh giá cao việc dạy dỗ con cái một cách có ý thức nếu không bạn sẽ dễ dàng tặc lưỡi cho những thói hư và tính cứng đầu của con mình chỉ sau một thời gian ngắn.

5. Viết lời cảm ơn vào giấy

Hãy viết lời cảm ơn bằng tay, trên một tờ giấy hay một tấm thiệp. Trẻ em ngày nay có quá nhiều thứ để phân tâm nên thời gian tập trung cho một việc nào đó bị ngắn đi, chúng cũng không được dạy để dành thời gian và sự chú tâm khi phải biểu lộ lòng biết ơn. Hành động đơn giản nhưng quan trọng như một tờ giấy với lời cám ơn có thể có tác dụng như một bài học về cách thể hiện tình cảm và sự chu đáo.

Viết lời cám ơn vào giấy và để trên giường của con mỗi khi con giúp bạn hoàn thành một công việc để dạy con về sự chu đáo và biết ơn

6. Đừng bắt từng lỗi nhỏ

Chia sẻ kinh nghiệm trong quá khứ của bạn và dạy cho con các bài học như "cuộc sống không phải luôn công bằng". Ngoài ra, không bảo vệ chúng khỏi những thất vọng. Bạn phải thật sự hiểu và tin rằng, sai lầm và thất bại là một phần giúp trẻ thành công.

7. Nói chuyện với ông bà bọn trẻ về ý định nuôi dạy của bạn

Chia sẻ với ông bà của bọn trẻ ý định và phương pháp của bạn về việc nuôi dưỡng những đứa con biết tôn trọng, tốt bụng và có trách nhiệm. Vì các ông bà nội ngoại luôn chiều và bênh vực cháu nên hãy yêu cầu ông bà "làm hư" chúng với tình yêu, thời gian, tình cảm và sự quan tâm chứ không phải đồ chơi, chiều chuộng và tiền bạc.

Bạn cần tìm kiếm sự đồng thuận của ông bà trong việc nuôi dạy cháu 

8. Từ chối mua nhiều món đồ chơi

Bạn có thể mua không có nghĩa là bạn nên mua. Đừng mua 4 con búp bê Barbie, chỉ mua một con để bọn trẻ biết yêu thương và trân trọng những gì chúng có.

9. Dạy trẻ giá trị của tiền bạc

Cho con quản lý tiền của chúng bằng cách tiết kiệm, từ thiện và chi tiêu. Nếu bạn làm điều này từ khi con nhỏ, bạn sẽ giúp con thiết lập một nền tảng quản lý tài sản có trách nhiệm.

10 tips 'uốn nắn' lại đứa con hư

Cho con tự quản lý tiền bằng cách hướng dẫn con chia tiền thành ba phần, để cho ba mục đích: cho đi, tiết kiệm và chi tiêu

10. Chia sẻ câu chuyện của bạn

Cuối cùng, nhưng không kém phần quan trọng, bạn nên kể cho bạn trẻ nghe câu chuyện làm giàu của chính gia đình mình. Nếu bạn xuất thân từ một gia đình giàu có, hãy kể cho con nghe ông bà mình đã làm thế nào để tạo ra gia sản như ngày nay. Nếu bạn tự tay gây dựng cuộc sống, cũng kể cho con nghe về chặng đường bạn đã trải qua nhưng đừng quên rằng "cho con mọi thứ mà bố mẹ không có" không phải luôn là điều tốt. Chẳng phải có rất nhiều điều trong cuộc sống đã dạy bạn để tạo nên sự thành công như ngày hôm nay?

Thảo Vũ

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


3 sao Việt bị kẻ xấu tung clip riêng tư khiến dư luận phẫn nộ