Lấy tiền lì xì của con có bị phạt không? Bị phạt bao nhiêu?

Minh LT 2023-01-16 08:30
- Thực hư câu chuyện lấy tiền lì xì của con có thể bị phạt lên đến 30 triệu đồng đang được dân mạng “đồn thổi” là thế nào? Lấy tiền lì xì của con có bị phạt không?

Lấy tiền lì xì của con có bị phạt không?

Trả lời cho vấn đề lấy tiền lì xì của con có bị phạt không, Tiến sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng VPLS Chính pháp cho biết, hiện nay Hiến pháp và pháp luật Việt Nam đều ghi nhận, bảo đảm và bảo vệ các quyền trẻ em trong đó bao gồm quyền “có tài sản, định đoạt tài sản và tham gia các quan hệ dân sự.”

Theo đó, trẻ em hoàn toàn có quyền có tài sản riêng, quyền định đoạt tài sản riêng và được pháp luật bảo vệ về quyền sở hữu với tài sản riêng đó. Và tùy theo từng độ tuổi nhất định, trẻ em sẽ được quyền tham gia các giao dịch dân sự.

Bởi vậy, nhiều người không biết rằng hành vi lấy tiền lì xì của con, sử dụng trái phép tiền lì xì của con có thể bị coi là hành vi vi phạm pháp luật và có thể bị xử phạt hành chính.

Lấy tiền lì xì của con có bị phạt không?

Lấy tiền lì xì của con có thể bị phạt hành chính tùy theo mức độ

Điều 58, Nghị định 144/2021/NĐ-CP có quy định về hành vi bạo lực về kinh tế như "người nào có hành vi chiếm đoạt tài sản riêng của thành viên trong gia đình sẽ bị phạt tiền từ 20 đến 30 triệu đồng". 

Theo quy định này, chỉ khi xuất hiện hành vi "chiếm đoạt tài sản riêng" của thành viên trong gia đình (cha, mẹ, vợ, chồng, con cái, anh, chị, em...) thì mới coi là hành vi vi phạm pháp luật và có thể bị phạt từ 20 - 30 triệu đồng. 

Cũng chính vì thế, để có căn cứ xử phạt về hành vi bố mẹ lấy tiền lì xì của con, cần xem xét đây có phải là hành vi “chiếm đoạt tài sản riêng của con” hay không. Trường hợp lấy tiền lì xì của con để tiết kiệm hoặc dùng chi tiêu cho con, không tiêu sai mục đích thì hành vi này sẽ không bị xử phạt. 

Chiếm đoạt tài sản được hiểu là một người bằng thủ đoạn gian dối hoặc ngang nhiên, công khai chiếm đoạt tài sản của người khác. Thực tế, rất hiếm trường hợp, bố mẹ lấy tiền lì xì của con vì muốn chiếm đoạt tài sản của con.

Luật sư Cường cho biết: “Quy định pháp luật là vậy nhưng thực tế sẽ rất khó khi áp dụng, muốn xử phạt hành vi lấy tiền lì xi của con phải căn cứ vào nhiều yếu tố khác nhau. Không phải bất cứ hành vi lấy tiền lì xì của con nào cũng bị xử phạt.”

Như vậy với câu hỏi “Lấy tiền lì xì của con có bị phạt không?” thì câu trả lời sẽ phụ thuộc vào hành vi của bố mẹ. Trường hợp bố mẹ lấy tiền lì xì của con để tiết kiệm hoặc dùng chi tiêu cho con, không tiêu sai mục đích thì hành vi này sẽ không bị xử phạt. Trường hợp lấy tiền lì xì của con vì muốn chiếm đoạt tài sản của con thì hành vi này hoàn toàn có thể bị xử phạt nếu bị tố cáo. 

Lấy tiền lì xì của con bị phạt bao nhiêu?

Trường hợp bố mẹ lấy tiền lì xì của của con vì muốn chiếm đoạt tài sản của con thì theo quy định tại Điều 58, Nghị định 144/2021/NĐ-CP, bố mẹ có thể bị xử phạt từ 20-30 triệu đồng.

Trẻ em bao nhiêu tuổi có thể giữ tiền lì xì?

Bên cạnh vấn đề “lấy tiền lì xì của con có bị phạt không” thì Luật sư Đặng Văn Cường cũng cho biết thêm về độ tuổi mà trẻ em có thể quản lý tài sản riêng, bao gồm tiền lì xì. 

Pháp luật Việt Nam hiện hành đã có quy định về việc quản lý tài sản riêng như tiền lì xì của trẻ em như sau:

  • Đối với trẻ em dưới 06 tuổi: không được phép tham gia các quan hệ dân sự, việc chi tiêu tiền của trẻ em dưới 06 tuổi phải do cha mẹ, người giám hộ quyết định.
  • Đối với trẻ em từ 06 đến 15 tuổi: có quyền tham gia các quan hệ dân sự nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt của bản thân.
  • Đối với trẻ em từ 15 tuổi trở lên: có toàn quyền quyết định đối với tài sản của bản thân, ngoại trừ bất động sản và tài sản có đăng ký quyền sở hữu.

Trẻ em bao nhiêu tuổi có thể giữ tiền lì xì

Việc chi tiêu tiền của trẻ em dưới 06 tuổi phải do cha mẹ, người giám hộ quyết định

Như vậy, đối với trẻ em dưới 6 tuổi, bố mẹ có thể giữ tiền lì xì của con nhưng việc sử dụng phải phục vụ cho nhu cầu của con và bố mẹ không được pháp chiếm dụng khoản tiền đó. Đối với trẻ em từ 6-15 tuổi có thể giữ tiền lì xì để phục vụ cho các nhu cầu cá nhân phù hợp với lứa tuổi, trường hợp chi tiêu số tiền lớn không phải nhằm phục vụ nhu cầu cá nhân cần có ý kiến của người giám hộ (bố, mẹ). Đối với trẻ em từ 15 tuổi trở lên hoàn toàn có quyền cầm giữ và chi tiêu tiền lì xì mà không phụ thuộc vào ý kiến của bố mẹ.

Mong rằng với những chia sẻ trong bài viết hôm nay, các bạn không chỉ tìm được lời đáp cho câu hỏi “lấy tiền lì xì của con có bị phạt không” mà còn hiểu rõ hơn về quyền tài sản của trẻ em hiện nay. Xã hội ngày càng văn minh, các quyền của công dân cũng ngày càng được cập nhật, ghi nhận và đảm bảo đầy đủ trong đó bao gồm quyền trẻ em. Do đó, các bậc phụ huynh cũng nên tìm hiểu các quy định pháp luật về quyền của trẻ em để tôn trọng và bảo vệ các em tốt hơn.

Minh LT (Tổng hợp)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Thùy Tiên nói thẳng về nghi vấn mua vương miện giá 3 tỷ rưỡi