Chế độ ăn chống viêm: Vì sao bạn nên thực hiện và cách lựa chọn từng nhóm thực phẩm
Tin liên quan
Chế độ ăn chống viêm là gì? Vì sao bạn nên lựa chọn để áp dụng?
Viêm là phản ứng của cơ thể khi bị nhiễm trùng, chấn thương hoặc bệnh tật. Nó cũng là một cơ chế tự chữa lành nếu bạn có biện pháp hỗ trợ hệ miễn dịch tự nhiên đúng cách. Trong đó, ăn uống là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng thuyên giảm này.
Chế độ ăn chống viêm giúp giảm nguy cơ mắc bệnh và cũng hỗ trợ quá trình hồi phục tốt hơn. Thực hiện ăn uống lành mạnh bao gồm nhiều rau củ quả, các loại hạt, chất béo có lợi và protein nạc là chủ yếu.
Không có một công thức nhất định cho chế độ ăn này vì bạn có thể điều chỉnh tùy theo tình trạng sức khỏe của mình, từ đó kết hợp những nhóm thực phẩm khác nhau. Tuy vậy, bạn vẫn nên đảm bảo tuân thủ những nguyên tắc cơ bản như sau:
- Tiêu thụ từ 5 đến 9 phần các loại trái cây và rau củ giàu chất chống oxy hóa.
- Hạn chế hoặc kiêng thịt đỏ, thay vào đó bằng thịt nạc gia cầm, cá, các loại đậu.
- Bổ sung chất béo lành mạnh như dầu oliu, bơ đậu phộng, cá béo và quả bơ…
- Giảm ngũ cốc tinh chế, tăng cường ngũ cốc nguyên hạt để hấp thụ nhiều chất xơ hơn.
- Kết hợp các thực vật gia vị có tính chống viêm như tỏi, ớt, tiêu, gừng…
- Không dùng nhiều món chiên, nướng nhiều dầu mỡ và muối.
Có thể thấy, sự lựa chọn và tiêu thụ thực phẩm hằng ngày chính là yếu tố ảnh hưởng đến khả năng chống viêm và phòng ngừa bệnh tật của cơ thể.
Gợi ý các nhóm thực phẩm chống viêm bạn nên bổ sung vào thực đơn hằng ngày
Không có công thức và lựa chọn cố định trong chế độ ăn chống viêm. Bạn hoàn toàn có thể ăn theo khẩu vị miễn đảm bảo nguyên tắc nêu trên. Nếu chưa biết bắt đầu thế nào, bạn có thể tham khảo những gợi ý sau.
Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa
- Bông cải xanh
- Các loại rau lá xanh đậm (cải rổ, cải xoăn, rau bina…)
- Atiso
- Nấm
- Khoai lang
- Gia vị thực vật (ớt, gừng, tỏi…)
- Các loại đậu
- Táo
- Bơ
- Anh đào
- Socola đen
- Các loại quả mọng (mâm xôi, dâu tây, việt quất, nho…)
- Trà xanh
- Trứng
Thực phẩm giàu Omega-3 (chất béo có lợi)
- Các loại cá béo, có dầu (có hồi, cá thu, có mòi, cá trích, cá cơm…)
- Trứng
- Sữa
- Hạt lanh, óc chó
- Dầu oliu
- Các loại bơ thực vật (bơ đậu phộng, bơ hạnh nhân…)
Thực phẩm giàu protein có lợi
- Thịt nạc trắng (thịt gia cầm, cá…)
- Sữa chua
- Ngũ cốc nguyên hạt
Ngoài những gợi ý trên, bạn cũng có thể kết hợp nhiều thực phẩm chống viêm lành mạnh khác, phù hợp với khẩu vị và tình trạng thể chất của mình. Ăn uống càng đa dạng càng đảm bảo cân bằng dinh dưỡng, chỉ cần chú ý tuân thủ nguyên tắc cơ bản là được.
Bên cạnh chế độ ăn uống, những thói quen sinh hoạt cũng cần điều chỉnh khoa học để đạt hiệu quả tăng cường sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật tốt hơn. Điển hình như tập thể dục đều đặn, giảm căng thẳng, ngủ đủ giấc, cai rượu bia và thuốc lá, thư giãn thân tâm…
Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn nắm được cơ bản để thực hiện chế độ ăn chống viêm, đem lại những bữa ăn lành mạnh cho cả gia đình.
Thiên Khuê (Theo Health)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất