Không chỉ hải sản, bạn sẽ 'ngã ngửa' khi biết cơ thể có thể dị ứng với loại thực phẩm này

2017-05-01 10:30
- “Có khoảng 0,5% dân số bị dị ứng với các loại hạt như hạt dẻ, hạnh nhân, óc chó, hạt dẻ cười, lạc...".

Cẩn trọng với dị ứng các loại hạt

TS.BS Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng đã đưa ra một số thực phẩm phổ biến dễ gây dị ứng ảnh hưởng tới sức khỏe mà bản thân chúng ta không hề biết.

Trẻ em dưới 3 tuổi khi ăn trứng cần phải cẩn thận với nguy cơ bị dị ứng. Dị ứng trứng thường hết khi trẻ lên 3. Phần lớn trẻ dị ứng với 3 thành phần chính là ovomucoid, ovalbumin và conalbumin có trong lòng trắng trứng.

Có khoảng 2-7% nhóm trẻ dưới 1 tuổi có dị ứng với sữa (chủ yếu là sữa bò). Trong sữa bò có hai chất đạm casein và đạm whey. Cha mẹ cần lưu ý những trẻ nhỏ dị ứng với sữa bò thì sẽ thường dị ứng với sữa dê, sữu cừu vì vậy tránh cho trẻ uống thử.

Không chỉ hải sản, bạn sẽ 'ngã ngửa' khi biết cơ thể có thể dị ứng với loại thực phẩm  này

Những thực phẩm gần gũi không ngờ tới có thể bị dị ứng có thể kể tới như, bia, mì, bánh mỳ, sản phẩm có chứa thành phần lúa mỳ. Nguyên nhân do cơ thể trẻ không thể dung nạp gluten (một loại protein có trong lúa mỳ, lúa mạch, lúa mạch đen) dẫn tới phản ứng của cơ thể.

TS.BS Trương Hồng Sơn cho biết: “Có khoảng 0,5% dân số bị dị ứng với các loại hạt như hạt dẻ, hạnh nhân, óc chó, hạt dẻ cười, lạc…Dị ứng các loại hạt thường không thể tự khỏi và thường rất nặng có thể gây sốc phản vệ. Riêng đối với trường hợp trẻ bị dị ứng các loại hạt đậu xanh, đậu nành… sẽ thường tự hết khi trẻ lớn”.

Khác với trẻ nhỏ người lớn khi đi chơi vùng biển cần cảnh giác với nguy cơ bị dị ứng hải sản, động vật có vỏ (tôm, cua, sò…). Tất cả các loại hải sản thường gây dị ứng.

Theo khuyến cáo của TS.BS Trương Hồng Sơn, tôm, cua, ngao, sò, mực dễ gây dị ứng hơn cả. Những người bị dị ứng hải sản nên tránh xa khu vực chế biến hải sản vì nhiều người chỉ cần hít phải hơi thức ăn loại này cũng có thể bị dị ứng. Thậm chí có người chỉ dùng chung bát đĩa đựng hải sản của người khác cũng có thể gây dị ứng. Ngoài ra, còn có một số loại dị ứng thực phẩm khác, hiếm gặp hơn ví dụ như dị ứng dứa, dị ứng dọc mùng…

Dị ứng thực phẩm sẽ tác động tới những bộ phận nào?

Người bị dị ứng thực phẩm nhẹ thì chỉ gây khó chịu, nặng có thể tử vong do sốc phản vệ. Khi bị dị ứng ở mức độ nặng, hệ hô hấp của bệnh nhân sẽ chịu tác động. Bệnh nhân sẽ thấy khó thở, ngạt, tím tái, suy hô hấp cấp do co thắt phế quản gây nghẹt thở. Sốc phản vệ gây phù dây thanh, phù khí quản, co thắt phế quản có trường hợp phù phổi.

“Bệnh nhân có thể bị giãn tĩnh mạch, tụt huyết áp, trụy tim mạch. Ý thức của bệnh nhân sẽ không còn tỉnh táo có thể bị đau đầu, chóng mặt, chân tay run, nhận thức lơ mơ, nói lảm nhảm, co giật toàn thân hoặc có thể ngất xỉu hay hôn mê. Ngoài ra sẽ có những biểu hiện ở đường tiêu hóa như chảy máu, nôn… Ngoài ra, trên da nổi mẩn ngứa, sưng phù nề nhanh và đột ngột ở vùng dưới cũng trên bề mặt của da, niêm mạc…” TS.BS Trương Hồng Sơn nói.

Để tránh dị ứng thực phẩm khi đi chơi xa, nếu tự nấu ăn tại các địa điểm du lịch bạn nên tham gia trực tiếp vào quá trình nấu. Nếu sử dụng các loại thực phẩm chế biến sẵn, cần đọc kỹ nhãn thực phẩm.

TS.BS Trương Hồng Sơn cho hay: “Nếu bạn là người có cơ địa dị ứng thì cần phải cẩn trọng khi ăn uống. Nên mang theo thức riêng, đồ ăn của mình khi đi ra ngoài. Các triệu chứng dị ứng thực phẩm nặng cần phải đưa bệnh nhân tới bác sĩ tránh trường hợp nhầm dị ứng thức ăn với các bệnh nguy hiểm khác”.

Ngọc Minh

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Mẹo khắc phục điều hoà chảy nước gây nấm mốc khó chịu