Để không xảy ra những vụ như cô giáo bắt học sinh súc miệng bằng nước giẻ lau, có lẽ đã đến lúc cần quan tâm điều này

2018-04-11 10:30
- TS Vũ Thu Hương, chuyên gia tâm lý cho rằng cần có sự quan tâm đến tâm lý giáo viên bởi đây là công việc áp lực.

Câu chuyện cô giáo bắt học sinh phải súc miệng bằng giẻ lau bảng vẫn gây dậy sóng trên mạng suốt những ngày qua. Đây không chỉ là vấn đề giữa cô và trò mà còn là nhân đạo, nhân văn, mối quan hệ giữa con người với con người.

Nhiều người cho rằng họ không lý giải nổi vì sao một giáo viên như vậy lại có thể có hành động không thể chấp nhận được. Một số phụ huynh lại đặt câu hỏi không lẽ người giáo viên trong sự việc trên không có chút động lòng hay xót xa khi bắt học sinh làm việc ghê người đến vậy.

 

ggg

Trao đổi với chúng tôi PV Emđẹp, chuyên gia tâm lý Vũ Thu Hương cho rằng, qua sự việc này, ngoài những vấn đề về nhân văn, nhận thức. Bản thân ngành giáo dục có thể cần quan tâm đến vấn đề tâm lý của các giáo viên. Bởi theo cô Hương, giáo viên là công việc luôn đối mặt với những áp lực, căng thẳng. Những stress đến từ việc đứng lớp, đối diện với học sinh, nghiên cứu bài giảng, soạn bài, suy nghĩ để tìm phương pháp mới.

"Tôi cho rằng giáo viên cũng nên có các cuộc kiểm tra tâm lý hàng năm. Điều này có thể không phải để gây khó dễ mà để giáo viên được tư vấn, giải tỏa những stress. Nếu những căng thẳng phải chịu đựng trong thời gian dài dễ để lại hậu quả nặng nề", chuyên gia Vũ Thu Hương nói.

Nghỉ ngơi với giáo viên vô cùng quan trọng

Theo chuyên gia Vũ Thu Hương, không phải ngẫu nhiên mà ngành giáo dục có tới 3 tháng để nghỉ hè. Trong khi các ngành khác không có điều này. Bởi đây đơn giản là thời gian để học sinh nghỉ ngơi nhưng cũng là lúc giáo viên không phải đứng lớp có thể nghỉ ngơi, thư giãn, có thời gian trau dồi kinh nghiệm chuẩn bị cho năm học mới. Điều đó cho thấy yếu tố nghỉ ngơi quan trọng như thế nào.

Bất cứ những căng thẳng nào trong công việc của nghề giáo viên cũng cần được chia sẻ và quan tâm để nhằm có được sự cân bằng. Bản thân các giáo viên cũng cần có sự sẻ chia về suy nghĩ của bản thân cho gia đình, nhà trường và các chuyên gia tâm lý để có thể phát hiện các vấn đề về tâm lý mà bản thân đang chịu đựng.

Theo chuyên gia Thu Hương, khi sinh sống ở nước ngoài, bản thân nhận thấy giáo viên nước ngoài đi khám rất nhiều lần trong năm. Khi hỏi lý do, một số đồng nghiệp cho rằng, việc đi khám là để phát hiện cơ thể có vấn đề gì hay không. Đây là thói quen tốt, giúp phát hiện sớm những căn bệnh kể cả vấn đề về stress, tâm lý nhằm có cách chữa trị phù hợp. Trong khi đó, giáo viên ở Việt Nam chưa chú trọng đến vấn đề này, nhiều người còn lười đi khám sức khỏe. 

Nghề nghiệp nào cũng có những căng thẳng. Với nghề giáo viên, việc đối mặt với những căng thẳng là điều dễ hiểu do đặc thù là ngành lao động trí óc.

Những stress trong công việc có thể xuất phát từ thay đổi về thời gian làm việc, cường độ làm việc cao, làm việc kéo dài, suy nghĩ nhiều... Tuy nhiên, đôi khi bản thân những người gặp stress trong công việc không phát hiện ra. Người thân phải để ý quan tâm nhằm phát hiện sớm những dấu hiệu stress. Tình trạng stress kéo dài có thể dẫn đến hậu quả như mệt mỏi, trầm cảm... gây ảnh hưởng đến công việc cũng như có thể có những hành vi gây nguy hiểm cho bản thân.

Giải pháp từ bản thân những người bị stress trong công việc là cần thiết lập thời gian nghỉ ngơi để tránh bị quá tải, không nên làm việc quá sức. Nếu có dấu hiệu đau đầu, mệt mỏi, suy nhược phải thăm khám bác sĩ để có cách chữa trị hợp lý và kịp thời.

Anh Minh

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

CĐM phát hiện hình ảnh Trấn Thành đồng loạt không còn xuất hiện ở các nhãn hàng lớn sau ồn ào từ thiện